Bai1- các phần tử trong hệ thống điện-khí nén

CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN KHIỂN KHÍ NÉN

Mã bài: MĐ 32 - 02

Mục tiêu:                                                                                               

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các phần tử trong hệ thống điều khiển điện khí nén.

- Lắp được hệ thống điều khiển điện khí nén cơ bản.

- Chủ động, sáng tạo và an toàn trong thực hành.                           

1. Các loại van trong hệ thống điều khiển khí nén.

- Mục tiêu:           

          Phân loại các loại van đảo chiều là cơ cấu chỉnh hướng có nhiệm vụ điều khiển dòng khí nén. Hiểu được tín hiệu tác động của van và kí hiệu van đảo chiều cũng như nguyên lý làm việc của các loại van điều khiển.

          Giới thiệu các loại van khí nén trong thực tế và các loại van logic khác

1.1. Van đảo chiều.

Van đảo chiều là cơ cấu chỉnh hướng có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng đi qua van chủ yếu bằng cách đóng, mở hay chuyển đổi vị trí để thay đổi hướng của dòng năng lượng. Các thành phần được mô tả ở hình 2.1.

ScreenHunter_002

Hình 2.1 Các thành phần van chỉnh hướng

1.1.1. Tín hiệu tác động

Nếu kí hiệu lò xo nằm ngay phía bên phải của kí hiệu van đảo chiều, thì van đảo chiều đó có vị trí “không”, vị trí đó là ô vuông nằm bên phải của kí hiệu van đảo chiều và được kí hiệu là “0”. Điều đó có nghĩa là chừng nào chưa có lực tác động vào pít tông trượt trong nòng van, thì lò xo tác động vẫn giữ ở vi trí đó. Tác động vào làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp pít tông trượt là các tín hiệu sau (hình 2.2):

-   Tác động bằng tay

 

ScreenHunter_002

 

-   Tác động bằng cơ

 

ScreenHunter_003

 

-   Tác động bằng điện

 

ScreenHunter_005

 

 

-   Tác động bằng khí và dầu

 

ScreenHunter_004

Hình 2.2 Tín hiệu tác động

1.1.2. Kí hiệu van đảo chiều

Van đảo chiều có rất nhiều dạng khác nhau, nhưng dựa vào đặc điểm chung là số cửa, số vị trí và số tín hiệu tác động để phân biệt chúng với nhau (hình 2.3):

- Số vị trí: là số chỗ định vị con trượt của van. Thông thường van đảo chiều có hai hoặc ba vị trí; ở những trường hợp đặc biệt thì có thể nhiều hơn.

Thường kí hiệu:  bằng các chữ cái o, a, b,… hoặc các con số 0,1, 2,…

- Số cửa ( đường): là số lỗ để dẫn khí hoặc dầu vào hay ra. Số cửa của van đảo chiều thường dùng là 2, 3, 4, 5. Đôi khi có thể nhiều hơn. 

Thường kí hiệu:   Cửa nối với nguồn : P

Cửa nối làm việc:  A, B, C…

Cửa xả lưu chất:  R, S, T…

- Số tín hiệu: là tín hiệu kích thích con trượt chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Có thể là 1 hoặc 2. Thường dùng các kí hiệu:  X, Y, …

ScreenHunter_006

Hình 2.3 Kí hiệu van đảo chiều

] Quy ước về đặt tên các cửa van.

Cửa nối van được ký hiệu như sau:       

ISO 5599

ISO 1219

Cửa nối với nguồn(từ bộ lọc khí)

1

P

Cửa nối làm việc

2 , 4, 6, …

A , B , C, …

Cửa xả khí

3 , 5 , 7…

R , S , T…

Cửa nối tín hiệu điều khiển

12 , 14…

X , Y …

 

1.1.3. Một số van đảo chiều thông dụng

Van có tác động bằng cơ – lò xo lên nòng van và kí hiệu lò xo nằm ngay vị trí bên phải của kí hiệu van ta gọi đó là vị trí “không”. Tác động tín hiệu lên phía đối diện nòng van ( ô vuông phía bên trái kí hiệu van) có thể là  tín hiệu bằng cơ, khí nén, dầu hay điện. Khi chưa có tín hiệu tác động lên phía bên trái nòng van thì lúc này tất cả các cửa nối của van đang ở vị trí ô vuông nằm bên phải, trường hợp có giá trị đối với van đảo chiều hai vị trí. Đối với van đảo chiều 3 vị trí thì vị trí “ không “ dĩ nhiên là nằm ô vuông ở giữa.  

-   Van đảo chiều 2/2 

Hình 2.4 là van có 2 cửa nối P và A, 2 vị trí 0 và 1. Vị trí 0 cửa P và cửa A bị chặn. Nếu có tín hiệu tác động vào, thì vị trí 0 sẽ chuyển sang vị trí 1, như vậy cửa P và cửa A nối thông với nhau. Nếu tín hiệu không còn tác động nữa, thì van sẽ chuyển từ vị trí 1 về vị trí 0 ban đầu, vị trí “ không “ bằng lực nén lò xo.

ScreenHunter_007

Hình 2.4 Van 2/2

-   Van đảo chiều 3/2 

Hình 2.5 là có 3 cửa và 2 vị trí. Cửa P nối với nguồn năng lượng, cửa A nối với buồng xylanh cơ cấu chấp hành, cửa T cửa xả. Khi con trượt di chuyển sang trái cửa P thông với cửa A. khi con trượt di chuyển sang phải thì cửa A thông với cửa T xả dầu về thùng hoặc là xả khí ra môi trường. Van này thường dùng để làm Rơle dầu ép hoặc khí nén.

ScreenHunter_008

Hình 2.5 Van 3/2

-   Van đảo chiều 4/2

Hình 2.6 là van có 4 cửa và 2 vị trí. Cửa P nối với nguồn năng lượng; cửa A và cửa B lắp vào buồng trái và buồng phải của xylanh cơ cấu chấp hành; cửa T lắp ở cửa ra đưa năng lượng về thùng đối với dầu, còn thải ra môi trường xung quanh đối với khí nén.

Khi con trượt của van di chuyển qua phải cửa P thông với cửa A năng lượng vào xylanh cơ cấu chấp hành, năng  lượng ở buồng ra xylanh qua cửa B nối thông với cửa T ra ngoài. Ngược lại khi con trượt của van di chuyển qua trái, cửa P thông với cửa B và cửa A thông với cửa xả T.

ScreenHunter_009

Hình 2.6 Van 4/2

Hình 2.7 mô tả van 4/2 tác động mặc định là  lực đẩy lò xo và tín hiệu tác động phía còn lại là cuộn coil điện và có cả nút nhấn phụ.

 

1. Píttông

2. Lò xo

3. Vỏ van

4. Cuộn solenoid

5. Lõi

ScreenHunter_011

Hình 2.7 Van 4/2, 1 side (coil)

-   Van đảo chiều 5/2 

Hình 2.8 là van có 5 cửa 2 vị trí. Cửa P là cung cấp nguồn năng lượng, cửa A lắp với buồng bên trái xylanh cơ cấu chấp hành, cửa B lắp với buồng bên phải của xi lanh cơ cấu chấp hành, cửa T và cửa R là cửa xả năng lượng. Khi con trượt van di chuyển qua phải, cửa P thông với cửa A, cửa B thông với cửa T. Khi con trượt của van di chuyển qua trái, cửa P thông với cửa B, cửa A thông với cửa R.     

ScreenHunter_012

Hình 2.8 Van 5/2

-   Van đảo chiều 4/3

Van 4/3 là van có 4 cửa 3 vị trí. Cửa A, B lắp vào buồng làm việc của xylanh cơ cấu chấp hành, cửa P nối với nguồn năng lượng, cửa T xả về thùng đối với dấu hoặc ra môi trường đối với khí.

Hình 2.9 mô tả van 4/3 có vị trí trung gian nằm ở giữa do sự cân bằng lực căn lò xo ở hai vị trí trái và  vị trí phải của van. Sự di chuyển vị trí con trượt (píttông) sang trái hoặc sang phải bằng tín hiệu tác động bằng điện vào hai cuộn solenoid hoặc có thể là nút nhấn phụ ở hai đầu. Ở vị trí trung gian năng lượng vào cửa P bị chặn lại, cửa A, cửa B bị đóng nên xylanh cơ cấu chấp hành không di chuyển. Khi tác động tín hiệu điện vào solenoid phải, píttông(1) di chuyển sang trái, cửa P thông với cửa A, cửa P thông với cửa T. Ngược  lại tác động tín hiệu điện vào solenoid trái, píttông(1) di chuyển sang phải, cửa P thông với cửa B, cửa A thông với cửa T.

ScreenHunter_014ScreenHunter_015

Hình 2.9  Van đảo chiều 4/3 tác động điện 2 đầu

1. Píttông  5. Solenoid phải                           2. Vỏ van  6. Solenoid trái

3. Lò xo phải  7. Lõi phải                              4. Lò xo trái  8. Lõi trái

Hình 2.10 mô ta van 4/3 có vị trí trung gian an toàn. Vị trí trung gian cửa P bị đóng, cửa làm việc A, B thông với cửa T.

 

ScreenHunter_016

Hình 2.10 Van 4/3 vị trí trung gian an toàn

Hình 2.11 mô tả van 4/3 vị trí trung gian có cửa P nối với T.

ScreenHunter_018

Hình 2.11 Van 4/3 vị trí trung gian có cửa P nối với T

-   Van đảo chiều 5/3

 Van 5/3 có 5 cửa và 3 vị trí. Cửa A, B lắp vào buồng làm việc của xylanh cơ cấu chấp hành, cửa P nối với nguồn năng lượng, cửa T xả về thùng đối với dấu hoặc ra môi trường đối với khí.

Hình 5.22 là kí hiệu của van 5/3. Van 5/3 thường được sử dụng trong hệ thống khí nén.

 ScreenHunter_019

Hình 2.12  Kí hiệu van 5/3

1.2. Van chặn

- Van một chiều là van dùng để điều khiển dòng năng lượng đi theo một hướng, hướng còn lại dòng năng lượng bị chặn lại. Trong hệ  thống điều khiển khí nén – thủy lực van một chiều thường đặt ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào những mục đích khác nhau (hình 2.13).

ScreenHunter_020

Hình 2.13 Van một chiều

1.3. Van tiết lưu

Van  tiết  lưu  có nhiệm vụ điều  chỉnh  lưu  lượng khí đi qua,  tức  là điều chỉnh vận tốc hoặc thời gian hoạt động của cơ cấu chấp hành. 

Nguyên  lý  làm  việc  của  van  tiết  lưu  là  lưu  lượng  dòng khí nén qua  van  phu thuộc vào sự thay đổi tiết diện.

1.3.1. Van tiết lưu hai chiều

- Van tiết lưu hai chiều có tiết diện không thay đổi

Lưu lượng dòng chảy qua khe hở của van có tiết diện không thay đổi, được kí hiệu như trên hình 2.14

ScreenHunter_001

Hình 2.14  Kí hiệu van tiết lưu có tiết diện không thay đổi

-   Van tiết lưu hai chiều có tiết diện thay đổi

Van tiết lưu có tiết diện thay đổi điều chỉnh dòng lưu lượng qua van. Hình 2.15 mô tả nguyên lý hoạt động và kí hiệu van tiết lưu có tiết diện thay đổi, tiết lưu được cả hai chiều, dòng lưu chất đi từ A qua B và ngược lại.

 

ScreenHunter_001.bmp

Hình 2.15 Van tiết lưu 2 chiều

1.3.2. Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay.

Nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiêu điều chỉnh bằng tay được trình bày như hình sau: tiết diện chảy Ax thay đổi nhờ điều chỉnh vít điều chỉnh bằng tay. Khi dòng khí nén đi từ A qua B, lò xo đẩy màng chắn xuống và dòng khí nén chỉ đi qua tiết diên Ax. Khi dòng khí nén đi từ B sang A, áp suất khí nén thẳng lực lò xo  đẩy màng chắn lên và như vậy dòng khí nén sẽ đi qua khoảng hở giữa màng chắn và mặt tựa màng chắn, lưu lượng không được điều chỉnh.

 

ScreenHunter_002.bmp

Hình 2.16 Van tiết lưu 1 chiều

ScreenHunter_003.bmp

1. Vít điều chỉnh bằng tay

2. Khe hở có tiết diện Ax

3. Lò xo

4. Màng Chắn

Hình 2.17 Cấu tạo van tiết lưu 1 chiều

-   Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng cữ chặn

Vận  tốc của xylanh trong qúa trình chuyển động với những hành trình khác nhau tương ứng vận tốc khác nhau, thường chọn van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng cữ chặn. 

Nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng cữ chặn cũng tương tự như van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay. Khi điều chỉnh vít cữ chặn tức là điều chỉnh được tiết diện chảy Ax.

ScreenHunter_004.bmp

Hình 2.18 Cấu tạo van tiết lưu 1 chiều điều chỉnh bằng cữ chặn

1.4. Van áp suất

Cơ cấu chỉnh áp dùng để điều chỉnh áp suất, có thể cố định hoặc tăng hoặc giảm trị số áp suất trong hệ thống truyền động khí nén. Cơ cấu chỉnh áp có các loại phần tử sau:

1.4.1. Van an toàn 

Van an toàn có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải. Khi áp suất lớn hơn áp suất chó phép của hệ thống thì dòng áp suất lưu chất sẽ thắng lực lò xo, và lưu chất sẽ theo cửa T ra ngoài không khí nếu là khí nén, còn là dầu thì sẽ chảy về lại thùng chứa dầu (hình 2.19).

 

ScreenHunter_005.bmp

Hình 2.19 Van an toàn

1.4.2. Van tràn

Nguyên tắc hoạt động của van tràn tương tự như van an toàn. Chỉ khác ở chổ khi áp suất cửa P đạt đến giá trị xác định, thì cửa P nối với cửa A, nối với hệ thống điều khiển (hình 2.20).

ScreenHunter_006.bmp

Hình 2.20 Kí hiệu van tràn

1.4.3. Van điều chỉnh áp suất ( van giảm áp)

Trong một hệ thống điều khiển khí nén máy nén tạo năng lượng cung cấp năng lượng cho nhiều cơ cấu chấp hành có áp suất khác nhau. Trong trường hợp này ta phải cho máy nén làm việc với áp suất lớn nhất và dùng van giảm áp đặt trước cơ cấu chấp hành để giảm áp suất đến một trị số cần thiết.        

   

ScreenHunter_007.bmp

Hình 2.21 Van giảm áp

1.4.4. Rơle áp suất.

Rơle áp suất thường dùng trong hệ thống khí nén của các máy tự động và bán tự động. Phần tử này được dùng như là một cơ cấu phòng quá tải, tức là có nhiệm vụ đóng hoặc mở các công tắc điện, khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn nhất định và do đó làm ngưng hoạt động của hệ thống. Vì đặc điểm đó nên phạm vi sử dụng của rơle áp suất được dùng rất rộng rãi, nhất là trong phạm vi điều khiển.

Nguyên lý hoạt động, cấu tạo và kí hiệu của rơle áp suất mô tả ở (hình 2.22). Trong hệ thống điều khiển điện - khí nén, rơle áp suất có thể coi là phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén – điện. Trong thủy lực nó là pầhn tử chuyển đổi tín hiệu dầu – điện.

 

ScreenHunter_008.bmp

Hình 2.22 Rơle áp suất

1.5. Van logic

1.5.1    Đại số Boolean

-   Hằng và biến nhị phân

Đại số Boolean khác với đại số thông thường ở chỗ hằng và biến chỉ có hai khả năng 0 và 1. Ở thời điểm khác nhau có thể là 0 hoặc 1. Các biến đại số Boolean thường sử dụng đặc trưng cho mức điện thế ở ngõ vào hoặc ngõ ra.

Ví dụ: Ở giá trị điện thế từ 0V đến 0,8V, giá trị Boolean là 0, còn ở mức điện thế 2V-5V thì giá trị đó là 1.

Trong khí nén, biến đại số Boolean cũng được sử dụng để đặc trưng cho khí có áp suất ở ngõ ra

Ví dụ: Ở một ngõ ra khí có áp suất trong khoảng 5 bar tín hiệu là 1, và khi áp suất là khoảng 1 bar là tín hiệu 0.

Những phép toán cơ bản:

+     Phép công logic hay cũng được gọi là phép OR ký hiệu bởi dấu “+”.

+     Phép nhân logic hay cũng được goi là phép AND ký hiệu bởi dấu “.”.

+     Phép đảo hay phép bù logic, cũng được gọi là phép toán NOT, ký hiệu bằng dấu ngang trên đầu “ ” hoặc dấu “ ” để biểu thị.

-   Bảng sự thật

Để biểu diễn qui luật hoạt động logic từ yêu cầu thực tế, ta cần xây dựng một bảng để thể hiện tất cả các trạng thái đáp ứng của các tín hiệu ra tương ứng với sự kết hợp của các tín hiệu vào. Được gọi là bảng sự thật (truth table). Đắc biệt quan trọng trong thiết kế các mạch logic vì nó là cơ sở để xây dựng hàm logic

Ví dụ: Cho một bóng đèn A được điều khiển bởi hai công tắc S1 và S2 theo quy luật sau.

v Hai công tắc S1 và S2 ngắt thì đèn A tắt.

v Một trong hai công tắc bật thì đèn A sáng.

v Hai công tắc S1 và S2 cùng bật thì đèn A tắt.

Yêu cầu: Xây dựng bảng sự thật cho mạch điều khiển bóng đèn A.

 

Bảng sự thật mô tả bằng lời

 

Bảng sự thật mô tả bằng giá trị logic

Inputs

output

Inputs

output

S2

S1

A

S2

S1

A

Ngắt

Ngắt

Tắt

0

0

0

Ngắt

Bật

Sáng

0

1

1

Bật

Ngắt

Sáng

1

0

1

Bật

Bật

Tắt

1

1

0

Hình 2.23 Bảng sự thật của ví dụ 1.2.2

1.5.2    Các phần xử lý tín hiệu logic.

-   Phần tử YES

Sơ đồ mạch, bảng sự thật, kí hiệu của phần tử YES được trình bày ở hình 2.24

ScreenHunter_001.bmpScreenHunter_003.bmpScreenHunter_004.bmp

            Ký hiệu điện                     Kí hiệu logic                Cấu tạo khí nén

ScreenHunter_006.bmp

Bảng sự thật

a

S

0

0

1

1

Hình 2.24 phần tử logic YES

-   Phần tử NOT

Sơ đồ mạch, bảng sự thật, kí hiệu của phần tử NOT được trình bày ở hình 2.25

ScreenHunter_003.bmp    ScreenHunter_004.bmp   ScreenHunter_005.bmpScreenHunter_006.bmp

          Ký hiệu điện         Kí hiệu logic        Cấu tạo khí nén           Kí hiệu khí nén

Bảng sự thật

A

S

0

1

1

0

Hình 2.25 Phần tử logic NOT

 

-   Phần tử OR

Sơ đồ mạch, bảng sự  thật, kí hiệu của phần tử OR được trình bày ở hình 2.26  

ScreenHunter_001.bmpKý hiệu điện

ScreenHunter_002.bmp

 

 

Kí hiệu logic

ScreenHunter_003.bmp

 

Cấu tạo khí nén

ScreenHunter_005.bmp

 

Kí hiệu khí nén

 

Hình 1.26 Phần tử OR

Bảng sự thật

a

b

S

0

0

0

0

1

1

1

0

1

1

1

1

 

-   Phần tử AND

Sơ đồ mạch, bảng sự thật, kí hiệu của phần tử AND được trình bày ở hình 1.7 khi có dòng khí nén vào từ a thì cửa b bị chặn và cửa a  nối với cửa S. Ngược lại khi dòng khí nén vào b thì cửa a bị chặn, cửa b nối với cửa S.   

 

ScreenHunter_001.bmp  ScreenHunter_002.bmp ScreenHunter_003.bmpScreenHunter_006.bmp

             Ký hiệu điện         Kí hiệu logic      Cấu tạo khí nén      Kí hiệu khí nén

ScreenHunter_004.bmp

Kí hiệu mach khí nén

Hình 2.27 Phần tử AND

Bảng sự thật

a

b

S

0

0

0

0

1

0

1

0

0

1

1

1

-   Phần tử NAND

Sơ đồ mạch, bảng sự thật, kí hiệu của phần tử NAND được trình bày ở hình 2.28.

ScreenHunter_001.bmp           ScreenHunter_002.bmp          

               Ký hiệu điện                       Kí hiệu logic                    Kí hiệu khí nén

Hình 2.28 Phần tử NAND

Bảng sự thật

a

b

S

0

0

1

0

1

1

1

0

1

1

1

0

 

-   Phần tử NOR

Sơ đồ mạch, bảng trạng, kí hiệu của phần tử NOR được trình bày ở hình 2.29

ScreenHunter_001.bmp   ScreenHunter_002.bmp    ScreenHunter_003.bmp

               Ký hiệu điện                       Kí hiệu logic                    Kí hiệu khí nén

ScreenHunter_005.bmp

Hình 2.29 Phần tư NOT

Bảng sự thật

a

b

S

0

0

1

0

1

0

1

0

0

1

1

0

 

-   Phần tử nhớ Flip-Flop

Như chúng đã biết ở các phần tử trước, khi tín hiệu vào dưới dạng xung bị mất thì tín  hiệu ra cũng mất luôn. Phần tử này có nhiệm vụ nhớ như đã nói ở phần trên, có nghĩa là tín hiệu ra vẫn được duy trì cho dù tín hiệu vào không cón nữa.

Hình 2.30 trình bày sơ đồ mạch, bảng sự thật, kí hiệu của phần tử nhớ 2 cổng vào và một cổng ra.

    ScreenHunter_006.bmp  ScreenHunter_007.bmp

        Ký hiệu điện                      Kí hiệu logic                  Kí hiệu khí nén


ScreenHunter_010.bmp

Bảng sự thật

a

b

S

0

0

Không đổi

0

1

1

1

0

0

1

1

0

Hình 2.30 Phần tử nhớ 2 in / 1 out

Hình 2.31 trình bày sơ đồ mạch, bảng sự thật, kí hiệu của phần tử nhớ 2 cổng vào và hai cổng ra.

  ScreenHunter_011.bmp  ScreenHunter_012.bmp     ScreenHunter_013.bmp

              Ký hiệu điện                          Kí hiệu logic                   Kí hiệu khí nén

ScreenHunter_014.bmp

Bảng sự thật

a

b

X

Y

0

0

Không đổi

0

1

1

0

1

0

0

1

1

1

Không đổi

Hình 2.31 Phần tử nhớ 2 in / 2 out

1.5.3 Van điều chỉnh thời gian

- Phần tử thời gian mở trễ theo chiều dương: biểu đồ thời gian và kí hiệu mô tả ở hình 2.32.

ScreenHunter_001.bmp   ScreenHunter_002.bmp

Kí hiệu khí nén                                         Biểu đồ thời gian

Hình 2.32 Phần tử đóng chậm

- Phần tử thời gian ngắt trễ theo chiều âm: biểu đồ thời gian và kí hiệu mô tả ở hình 2.33.

ScreenHunter_001.bmp    ScreenHunter_002.bmp 

Kí hiệu khí nén                                         Biểu đồ thời gian

Hình 2.33 Phần tử ngắt chậm

1.5.4 Van chân không

Khí đi vào từ cửa A và đi ra từ cửa B, do độ chênh áp giữa dòng khí trong đoạn A-B và đoạn ống C, tạo nên độ chân không như hình 2.34

matcatvan.jpg

 

Hình 2.34 Van chân không

2. Các phần tử điện.

- Mục tiêu:      

Gới thiệu tác động và đưa vào xử lý có thể là điện, khí nén. Các phần tử đưa tín hiệu có thể: nút nhấn, giới hạn hành trình, công tắc, rơle, bộ định thời, bộ đếm, các cảm biến.

2.1. Công tắc

Công tắc cơ tạo ra tín hiệu đóng, mở, hoặc các tín hiệu là kết quả của tác động cơ học làm công tắc mở hoặc đóng.

ScreenHunter_003.bmp                       ScreenHunter_004.bmp

Kí hiệu điện                                             Kí hiệu khí nén

Hình 2.35 Công tắc

2.2. Nút ấn

Nút nhấn tác động thì tiếp điểm (1,2) mở ra và tiếp điểm (1,4) nối lại.

ScreenHunter_007.bmp                      ScreenHunter_006.bmp

Hình 2.36 Tín hiệu điện (NO và NC)

2.3. le

Rơ le được sử dụng rất nhiều trong các sơ đồ mạch điện khí nén và các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn, từ 4 đến 6 tiếp điểm, vừa thường mở và thường đóng, rơ le dùng để truyền tín hiệu khi có khả năng đóng, ngắt. Rơ le còn được sử dụng để cách ly điện áp giữa phần điều khiển và cơ cấu chấp hành.

Theo dòng điện có: rơ le một chiều, rơ le xoay chiều

 

ScreenHunter_009.bmp                ScreenHunter_011.bmp

Hình 2.37 Cấu tạo Rơ le

2.4. Công tắc hành trình điện – cơ

Công tắt hành trình trước tiên là cái công tắc tức là làm chức năng đóng mở mạch điện, và nó được đặt trên đường hoạt động của một cơ cấu nào đó sao cho khi cơ cấu đến một vị trí nào đó sẽ tác động lên công tắc. Hành trình có thể là tịnh tiến hoặc quay. 

Khi công tắc hành trình được tác động thì nó sẽ làm đóng hoặc ngắt một mạch điện do đó có thể ngắt hoặc khởi động cho một thiết bị khác. Người ta có thể dùng công tắc hành trình vào các mục đích như:

+ Giới hạn hành trình cho Xi Lanh trong khí nén.

+ Hành trình tự động: Kết hợp với các role, PLC hay VĐK để khi cơ cấu đến vị trí định trước sẽ tác động cho các cơ cấu khác hoạt động (hoặc chính cơ cấu đó). Công tắc hành trình được dùng nhiều trong các dây chuyền tự động... Các công tắc hành trình có các tiếp thường đóng, thường mở.

ScreenHunter_012.bmp                Kí hiệu ScreenHunter_013.bmp

Hình 2.38 Giới hạn hành trình điện

ScreenHunter_018.bmp

Kí hiệu: ScreenHunter_019.bmp  

Hình 2.39: Cấu tạo của công tắc hành trình.

2.5. Công tắc hành trình nam châm

- Tác dụng của công tắc hành trình nam châm.

Công  tắc  hành  trình  nam  châm  (công  tắc  từ – Reed  Switch)  là  thiết  bị  dùng  để nhận biết vị trí. Ở thực tế, đôi khi công tắc hành trình nam châm được gọi là công tắc lưỡi gà.

ScreenHunter_025.bmp

Hình 2.40: Một số sản phẩm thực tế của công tắc hành trình nam châm

-   Cấu tạo.

Cấu tạo của công tắc hành trình nam châm được biểu diễn như hình vẽ.

 

ScreenHunter_020.bmp             ScreenHunter_021.bmp

a)                                                                                               b)

Hình 2.41: a) Cấu tạo đơn giản của một công tắc hành trình nam châm.

                 b) Các ký hiệu của công tắc hành trình nam châm trên bản vẽ.

- Nguyên lý hoạt động.

Ở trạng thái bình thường, tiếp điểm của công tắc hành trình nam châm sẽ mở ra. Khi di chuyển một nam châm vĩnh cửu đến gần công tắc hành trình nam châm (với một khoảng cách nhất định)  thì sẽ  làm cho  tiếp điểm của công  tắc hành  trình nam châm đóng lại. Và  ngược lại, nếu như di chuyển nam châm vĩnh cửu này đi ra xa thì tiếp điểm của công tắc hành trình sẽ trở về trạng thái ban đầu.

 

ScreenHunter_023.bmp

Hình 2.42: Nguyên lý hoạt động của  công tắc hành trình nam châm.

a)  Công tắc hành trình nam châm lúc chưa tác động (trạng thái mở).

b)  Công tắc hành trình nam châm lúc đã tác động (trạng thái đóng).

Cảm biến này được lắp đặt trên các thân xy lanh khí nén có pít tông từ trường để giới hạn hành trình của nó (hình 2.43).

 

ScreenHunter_015.bmpScreenHunter_017.bmp

a) Chưa cảm ứng                                             b) Đã cảm ứng

1.     Nam châm vĩnh cửu

 

ScreenHunter_024.bmp

Hình 2.43 Cảm ứng từ trường trên piston

2.6. Cảm biến cảm ứng từ

- Tác dụng.

Dùng để phát hiện các vật bằng kim loại, với khoảng cách phát hiện nhỏ (có  thể lên đến 50mm).

-   Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cảm biến cảm ứng từ.

Nguyên  tắc hoạt động của cảm biến cảm ứng  từ  (cảm biến điện cảm) được biểu diễn như Hình 2.44. Bộ dao động sẽ phát ra rần số cao, và truyền tần số này qua cuộn cảm ứng để tạo ra vùng từ trường phía trước. Đồng thời năng lượng từ bộ dao động cũng được gởi  qua  bộ  so  sánh  để  làm mẫu  chuẩn. Khi không  có vật  cảm  biến nằm  trong vùng  từ trường thì năng lượng nhận về từ cuộn dây so sánh sẽ bằng với năng  lượng bộ dao động gởi qua, như vậy là không có tác động gì xảy ra. Khi có vật cảm biến bằng kim loại nằm rong vùng từ trường của cảm biến, trong kim loại đó sẽ hình thành dòng điện xoáy. Khi vật cảm biến càng gần vùng từ trường của cuộn cảm ứng thì dòng điện xoáy sẽ tăng lên, đồng thời năng lượng phát trên cuộn cảm ứng sẽ càng giảm. Qua đó năng lượng mà cuộn dây so sánh nhận được sẽ nhỏ hơn năng lượng mẫu chuẩn do bộ dao động cung cấp. Sau khi qua bộ so sánh, tín hiệu sai lệch sẽ được khuếch đại và dùng làm tín hiệu điều khiển ngõ ra.

ScreenHunter_005.bmpa)

b)

Hình 2.44:  a) Các ký hiệu của cảm biến cảm ứng từ trên bản vẽ kỹ thuật.

                  b) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến cảm ứng từ.

 

ScreenHunter_007.bmp

Hình 2.45: Một số cảm biến cảm ứng từ trên thực tế.

-   Các ứng dụng thường dùng cảm biến cảm ứng từ.

Các cảm biến cảm ứng từ được gắn tại các điểm đầu và cuối hành trình của các thiết bị chấp hành trong khí nén, máy như: máy ép, máy máy tiện,… để nhận biết vị trí của bàn máy, bàn xe dao,…

ScreenHunter_013.bmpHình 2.46 Xác định vị trí hành trình piston

-   Vật liệu của vật cảm biến.

Khoảng cách phát hiện của cảm biến phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu của vật cảm biến. Các vật liệu có từ tính hoặc kim loại có chứa sắt sẽ có khoảng cách phát hiện xa hơn các vật liệu không có từ tính hoặc không chứa sắt. Hình 2.45 giới thiệu đặc tuyến quan hệ giữa khoảng cách phát hiện và từ tính của vật cho một số loại cảm biến cảm biến cảm ứng từ của Omron.

ScreenHunter_008.bmp

Hình 2.47: Đường đặc tuyến quan hệ giữa khoảng cách phát hiện và từ tính của vật.

Với cùng một loại cảm biến, khoảng cách phát hiện sẽ thay đổi với những vật cảm biến có  tính chất vật  liệu khác nhau. Hình 2.48  trình bày sự ảnh hưởng của  tính chất vật liệu đến khoảng cách phát hiện.

ScreenHunter_009.bmp

Hình 2.48: Ảnh hưởng của vật liệu làm vật cảm biến đến khoảng cách phát hiện.

2.7. Cảm biến điện dung

- Tác dụng.

Dùng để phát hiện các vật bằng kim  loại và phi kim, với khoảng cách phát hiện nhỏ (có thể lên đến 50mm).

-   Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện dung.

Nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện dung được biểu diễn như Hình 2.49. Bộ dao động sẽ phát ra rần số cao, và  truyền  tần số này qua hai bản cực hở để  tạo ra vùng điện môi (vùng từ trường) phía trước. Đồng thời năng lượng từ bộ dao động cũng được gởi qua bộ so sánh để làm mẫu chuẩn. Khi không có vật cảm biến nằm trong vùng từ trường thì năng lượng nhận về từ hai bản cực sẽ bằng với năng lượng bộ dao động gởi qua, như vậy là không có tác động gì xảy ra. Khi có vật cảm biến bằng phi kim (giấy, nhựa, gỗ,…) hoặc bằng kim loại nằm trong vùng điện môi của cảm biến, thì sẽ làm cho điện dung của tụ điện bị thay đổi. Tức là năng lượng tiêu thụ trên tụ điện tăng lên. Qua đó năng lượng gởi về bộ so sánh sẽ lớn hơn năng lượng mẫu chuẩn do bộ dao động cung cấp. Sau khi qua bộ so sánh, tín hiệu sai lệch sẽ được khuếch đại và dùng làm tín hiệu điều khiển ngõ ra.

 

ScreenHunter_011.bmpa)

ScreenHunter_012.bmpb)

Hình 2.49:   a) Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung.

                           b) Các ký hiệu của cảm biến điện dung trên bản vẽ kỹ thuật.

 

ScreenHunter_015.bmp

Hình 2.48: Một số cảm biến điện dung trên thực tế.

- Ứng dụng cảm biến điện dung để phát hiện đế giày cao su màu đen nằm trên băng tải di chuyển hình 2.50 a); hay kiểm tra số lượng sản phẩm được đóng gói vào thùng giấy cát tông bằng cách phát hiện vật thể qua lớp vật liệu giấy hình 2.50 b).

ScreenHunter_016.bmpa)           ScreenHunter_017.bmpb)

                   Hình 2.50   a) Phát hiện đế giầy cao su màu đen

b) Kiểm tra đóng gói sản phẩm

2.8. Cảm biến quang

- Cảm biến quang loại thu phát độc lập

Cảm biến quang loại thu phát độc lập (through  beam) bao gồm hai thành  phần chính đó là bộ phận phát và bộ phận thu (được trình bày như hình bên dưới).

Khi ánh sáng hồng ngoại phát ra từ bộ phận phát, nó sẽ được truyền đi thẳng. Ánh sáng hồng ngoại này luôn được mã hóa theo một tần số nhất định nào đó, và dĩ nhiên bộ phận thu chỉ nhận biết được loại ánh sáng hồng ngoại đã được mã hóa theo tần số, với mục đích tránh sự ảnh hưởng của các nguồn ánh sáng xung quang. 

Nếu chúng ta đặt bộ phận thu nằm trên đường truyền thẳng của ánh sáng hồng ngoại này thì bộ phận thu sẽ nhận được ánh sáng và tác động cho tín hiệu ở ngõ ra. Nếu có một vật đi ngang qua làm ngắt đi ánh sáng truyền đến bộ phận thu, thì bộ phận thu sẽ không thu được ánh sáng, như vậy bộ phận thu sẽ không tác động và không có tín hiệu ở ngõ ra.

 

ScreenHunter_004.bmp

ScreenHunter_002.bmp

Hình 2.51: a) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến quang loại thu phát độc lập.

                    b) Các ký hiệu của tất cả các cảm biến quang trên bản vẽ kỹ thuật.

- Khoảng cách phát hiện.

Đối với  cảm biến quang loại thu phát độc lập, khoảng cách cài đặt là khoảng cách tính từ bộ phận phát đến bộ phận thu sao cho bộ phận thu có thể nhận được ánh sáng hồng ngoại phát  ra  từ bộ phận phát. Do đó,  có  thể nói khoảng  cách phát hiện  cũng  chính  là khoảng cách cài đặt. Một số cảm biến của hãng Omron có khoảng cách phát hiện lên đến 30m.

 

ScreenHunter_005.bmp

 

Hình 2.52: Khoảng cách cài đặt của cảm biến quang loại thu phát độc lập.

-   Chế độ hoạt động Dark-On và Light-On.

+ Chế độ hoạt động Dark-On.

 

ScreenHunter_007.bmp

 

Hình 2.53: Chế độ hoạt động Dark-On của cảm biến quang loại thu phát độc lập.

+ Chế độ hoạt động Light-On.

ScreenHunter_008.bmp

ScreenHunter_006.bmp

Hình 2.54: Chế độ hoạt động Light-On của cảm biến quang loại thu phát độc lập.

ScreenHunter_009.bmp

Hình 2.55 : Một số hình ảnh thực tế của cảm biến quang loại thu phát độc lập.

-   Ứng dụng của cảm biến quang loại thu phát độc lập.

Hình 2.56: Phát hiện mức sữa/nước trái cây bên trong hộp

 

3. Xy lanh, biểu diễn quá trình hoạt động bằng biểu đồ trạng thái và Sơ đồ chức năng của hệ thống điều khiển điện khí nén.

- Mục tiêu:      

Giới thiệu các loại xy lanh có nhiệm vụ biến đổi năng lượng thế năng hay động năng của lưu chất thành năng lượng cơ học – chuyển động thẳng hoặc chuyển động quay( góc quay <3600).

Thông thường xy lanh được lắp cố định, pít tông chuyển động. Một số trường hợp có thể pít tông cố định, xy lanh chuyển động.

Piston bắt đầu chuyển động khi lực tác động một trong hai phía của nó ( lực áp suất, lò xo hoặc cơ khí) lớn hơn tổng các lực cản có hướng ngược lại chiều chuyển động ( lực ma sát, phụ tải, lò xo, lực ì…).

Biểu diễn quá trình hoạt động của hệ thống bằng biểu đồ trạng thái

3.1. Xy lanh.

a. Xy lanh tác dụng đơn

Áp lực tác động vào xy lanh đơn chỉ ở một phía, phía ngược lại là do lò xo tác động hoặc là ngoại lực tác động (hình 2.57).

ScreenHunter_011.bmp          ScreenHunter_013.bmp       

Hình 2.57 Xy lanh tác động đơn

b. Xy lanh màng

Xy lanh màng hoạt động như xy lanh tác dụng đơn (hình 2.58).

Xy lanh màng có hành trình dịch chuyển lớn nhất (hmax = 80) nên được dùng trong điều khiển, ví dụ trong công nghiệp ô tô (điều khiển thắng, li hợp…), trong công nghiệp hóa chất (đóng mở van).

ScreenHunter_014.bmp

Hình 2.58 Xy lanh màng

-   Xy lanh tác dụng kép

Áp lực tác động vào xy lanh kép theo hai phía (hình 2.59).

 

ScreenHunter_015.bmp      

  Hình 2.59 Xy lanh tác động kép

ScreenHunter_016.bmpScreenHunter_018.bmp

Hình 2.61 Xy lanh khí  nén                               Hình 2.60 Hình cắt không

              Có trục dẫn hướng                               gian của xy lanh khí nén

-   Xy lanh quay

Xy lanh quay có khả năng tạo mômen quay rất lớn. Góc quay phụ thuộc vào số cánh gạt của trục. Đối với xy lanh có một cánh gạt, góc quay có thể đạt 270 – 2800(hình 2.62).

ScreenHunter_019.bmp

Hình 2.62 Xy lanh quay khí

ScreenHunter_020.bmp

Hình 2.63 Kết cấu xy lanh quay khí nén

3.2 Biểu diễn quá trình hoạt động của hệ thống bằng biểu đồ trạng thái.

Để làm thuận lợi cho việc mô tả quá trình  hoặt động của hệ thống và thiết kế hệ thống khí nén , người ta thường sử dụng các biểu đồ trạng thái của các phần tử, sơ đồ chức năng, và lưu đồ hoạt động.

-   Các ký hiệu thường dùng để mô tả các phần tử

ScreenHunter_001.bmp

ScreenHunter_002.bmp

ScreenHunter_004.bmp

ScreenHunter_003.bmp

ScreenHunter_005.bmp

ScreenHunter_008.bmp

ScreenHunter_007.bmp

ScreenHunter_009.bmp

Hình 2.64 Kí hiệu biểu diễn biểu đồ trạng thái

 

-   Biểu đồ trạng thái của cơ cấu chấp hành

Biểu đồ trạng thái của cơ cấu chấp hành biểu diễn trình tự hoạt động và vị trí của chúng theo thời gian hay tại các thời điểm (trạng thái) của hệ thống (hình 2.65).

Hoạt động của mỗi cơ cấu chấp hành trong chu kỳ hoạt động của hệ thống được biểu diễn bởi một dãy ô kề nhau; trong đó mỗi ô sẽ biểu diễn một nhịp chuyển động của cơ cấu chấp hành đó. Như vậy, số ô này bằng với tổng số nhịp hoạt động tuần tự trong một chu kỳ. trục thẳng đứng của mỗi ô biểu diễn vị trí (chuyển động thẳng, góc quay….) và trục nằm ngang biểu diễn các thời điểm hay trạng thái theo thời gian.

Các ký hiệu:

Quy ước về vị trí của Piston:

Hinh 2.65 Quy ước vị trí của piston

Quy ước về nhịp hoạt động của piston:

Piston A đang di chuyển từ vị trí 0 tới vị trí 1 (ký hiệu A+) trong nhịp hoạt động thứ I của hệ thống (hình 2.67) được biểu diễn băng một ô vuông biểu diễn vị trí đầu của piston, cạnh nằm ngang của ô vuông biểu diễn thời điểm hay trạng thái của hệ thống (hình 2.68).

 Hình 2.67 Piston A di chuyển từ vị trí 0 đến vị trí 1 khi thục hiện nhịp hoạt động thứ nhất I của hệ thống.

Hình 2.68 Biểu diễn piston A di chuyển từ vị trí 0 đến 1 trong quá trình hệ thống chuyển trạng thái 1 sang 2 trong nhịp hoạt động thứ I

 Piston A đang di chuyển từ vị trí 1 tới vị trí 0 (ký hiệu A-) trong nhịp hoạt động thứ I của hệ thống (hình 2.69) được ký hiệu như trên hình 2.70.

 

Hình 2.70 Piston A di chuyển vị trí 1 đến vị trí 0 khi thực hiện nhịp hoạt động thứ I của hệ thống.

 

Hình 2.71 Biểu diễn piston A di chuyển từ vị trí 1 đến 0 trong quá trình hệ thống chuyển trạng thái 1 sang 2 trong nhịp hoạt động thứ I

Piston A đang giữ nguyên vị trí 0 khi hệ thống chyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 (hình 2.72) được ký hiệu như trên hình 2.73.


 

Hình 2.72 Piston A giữ nguyên vị trí 0

 

 

Hình 2.73 Biểu diễn piston A đang giư nguyên vị

trí 0 khi hệ thống chuyển từ trạng thái 1 sang 2.

 

Piston A đang giữ nguyên vị trí 1 khi hệ thống chyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 (hình 2.74) được ký hiệu như trên hình 2.75.

 

Hình 2.74 Piston A giữ nguyên vị trí 1.

 

 

Hình 2.75 Biểu diễn piston A đang giư nguyên vị

trí 1 khi hệ thống chuyển từ trạng thái 1 sang 2.

Ví dụ: Một hệ thống hai xy lanh (piston) A và B (hình 2.75) có quá trình hoạt động như sau:

-   Nhịp hoạt động thứ I: xy lanh A đi ra (A+) đưa vật thể M lên, B đứng yên.

-   Nhịp hoạt động thứ II: xy lanh B đi ra (B+) đẩy  vật thê M vào băng tải C, A đúng yên.

-   Nhịp hoạt động thứ III: xy lanh A lui về (A-) vị trí ban đầu, B đứng yên.

-   Nhịp hoạt động thứ IV: xy lanh B lui về (B-) vị trí ban đầu, A đứng yên.

hình 2.76 Hệ thống khí nén 2 xy lanh A và B.

Biểu diễn biểu đồ trạng thái xy lanh A và B:

Vì hệ thống có 4 nhịp hoạt động lên mỗi xy lanh cần dung 4 ô vuông như dưới đây:

 

 

Khi hệ thống thực hiện nhịp I, xy lanh A đi từ vị trí 0 đến vị trí 1 (A+) để đưa vật thể M đi lên, lúc đó B đứng yên: ta biểu diễn như sau:

 

 

Lý luận tương tự đối với các nhịp II (B+), III (A-) và IV (B-), ta có thể biểu diễn đồ thị trạng thái của hệ thống hai xy lanh A và B với quá trình hoạt động trong ví dụ 10 như sau:

 

 

3.3Sơ đồ chức năng của hệ thống điều khiển điện khí nén.

 

-   Phần tử nhận tín hiệu: là nhận những giá trị của đại lượng vật lý như đại lượng đầu vào, là phần tử đầu tiên của mạch điều khiển. Ví dụ: công tắc, nút nhấn, công tắc hành trình, cảm biến...

-   Phần tử sử lý tín hiệu: xử lý tín hiệu nhận vào theo một quy tắc logic xác định làm thay đổi trạng thái của các phần tử điều khiển. Ví dụ: như van một chiều, van tiết lưu, van logic OR hoặc AND, bộ định thời gian...

-   Phần tử điều khiển: điều khiển dòng năng lượng (lưu lượng) theo yêu cầu, thay đổi trạng thái của cơ cấu chấp hành. Ví dụ: như van đảo chiều, ly hợp...

-   Cơ cấu chấp hành: thay đổi trạng thái đối tượng điều khiển, là đại lượng đầu ra của mạch điều khiển. Ví dụ: như xylanh, động cơ khí nén...       

 

BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI THỰC HÀNH

Bài 2.1 Trắc nghiệm:

1) Van nào sau đây là van có vị trí không

2) Van điều khiển hướng:

a. Van 4/2                                                   c. Van 5/2

b. Van logic                                                 d. Cả a và c

 

3) Xilanh tác dụng đơn là xi lanh:

a. Hành trình tiến tác động bằng khí chiều ngược lại bằng lò xo hoặc ngoại lực hoặc ngoại lực chiều ngược lại bằng khí 

b. Cả hai bên tác động bằng khí 

c.  Hành trình tiến bằng  lò  xo

d. Cả a và c

 

4) Van một chiều làm nhiệm vụ:

a. Giảm áp suất                                                                c. An toàn 

b. Cho dòng khi đi qua một chiều                                  d. Cả a,b và c

 

5) cho hình van sau:  

Van trên là van:

a. 2/2                                                                              c. 3/2

b. 4/3                                                                              d. 5/3

6)  Ký hiệu từ van nối đến cơ cấu chấp hành được ký hiệu:

a. Bằng các số 2, 4, 6 hoặc A, B, C                                c. Cả a và b 

b. Bằng các số 3, 5, 7 hoặc R, X, T                                 d. Bằng số 1 hoặc P

 

7) Xilanh tác dụng kép là xilanh:

a. Hành trình tiến tác động bằng khí chiều ngược lại bằng lò xo hoặc ngoại lực

c.  Hành  trình tiến bằng lò xo hoặc ngoại lực chiều ngược lại bằng khí 

b. Cả hai bên tác động bằng khí

d. Một bên bằng ngoại lực một bên bằng khí

 

8) Cho một mạch như điện và khí nén như hình vẽ. Nếu nhận Stop xilanh ở vị trí nào:

a. Vị trí đầu                                                          

b. Vị trí cuối

c. Đứng yên vị trí trước khi mất điện

 

9) Cho van tiết lưu như hình vẽ và nếu van đã bị khóa 100 % . Vậy dòng khí:

a. Được lưu thông từ trái qua phải                         c. Không được lưu thông

b. Được lưu thông từ phải qua trái                         d. Trường hợp khác

 

10) Cho một hệ  thống A dùng các xilanh kép có các nút điều khiển Start, Stop, Reset. Nút Stop có nhiệm vụ dừng ngay hệ  thống  tại vị  trí. Vậy hệ  thống dùng van nào?

a. 2/2                                                                                                 c. 4/3

b. 5/3                                                                                       d. Cả b và c

 

2.2 Câu hỏi hiểu bài:

a) Trình bày nguyên  lý cấu  tạo và nguyên  lý hoạt động của van điều chỉnh áp suất?

b) Các yêu cầu cơ bản của hệ thống khí nén?

c ) So sánh hai nguyên lý hoạt động của máy nén khí (nguyên lý thay đổi thể tích và nguyên lý động năng)

 

2.3 Câu hỏi hiểu bài:

a) Trình bày nguyên lý cấu tạo nguyên lý hoạt động của van an toàn? Vẽ sơ đồ mạch và giải thích?

b)  Lấy  ví dụ, vẽ sơ đồ mạch hệ thống sử dụng van một chiều.

c)Vẽ sơ đồ mạch có sử dụng van tiết lưu đường ra và đường vào.

 

2.4 Cho cơ cấu máy ép như hình vẽ:

1.    Trong cơ cấu máy bên chúng ta phải chọn loại cảm biến nào sao cho khoảng cách khuân trên và khuân dưới phù hợp là 50mm?

2.    Phát biểu nguyên lý hoạt động mạch điều khiển và động lực sau.

3.    Kiểu kết nối cảm biến kiểu NPN hay PNP?

 

2.5 Cho một piston A và 3 công tắc khí nén như hình vẽ:

 

 

Hãy thiết kế mạch khí nén điều khiển xy lanh A theo yêu cầu sau:

-   3 công tác không bị tác động, piston A ở vị trí 0.

-   1 trong 3 công tắc bị tác động, piston A ở vị trí 1.

-   2 trong 3 công tắc bị tác động, piston A ở vị trí 0.

-   3 công tác bị tác động, piston A ở vị trí 1.

Xây dựng biểu đồ trạng thái:

2.6 Hãy biểu diễn biểu đồ trạng thái của hệ thống hai xy lanh A và B hoạt động theo yêu cầu sau:

+ Nhịp hoạt động thứ I: xy lanh A đi ra (A+), B đứng yên.

+ Nhịp hoạt động thứ II: xy lanh B đi ra (B+), A đứng yên.

+ Nhịp hoạt động thứ III: xy lanh B lui về (B-) vị trí ban đầu, A đứng yên.

+ Nhịp hoạt động thứ IV: xy lanh A lui về (A-) vị trí ban đầu, B đứng yên.

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài tập 1:

1.     Trong cơ cấu máy bên chúng ta phải chọn loại cảm biến nào sao cho khoảng cách khuân trên và khuân dưới phù hợp là 50mm?

2.    Phát biểu nguyên lý hoạt động mạch điều khiển và động lực sau.

3.    Kiểu kết nối cảm biến kiểu NPN hay PNP?

Gợi ý:

          - Dựa vào chất liệu ta chọn cảm biến

- Khoảng cách khuân trên và khuân dưới phù hợp là 50 mm thì ta nên sử dụng loại cảm biến nào

          -  Chọn xylanh ép cho cơ cấu máy

- Chọn cơ cấu van nào điều khiển xylanh

- Biểu diễn nguyên lý hoạt động bằng biểu đồ trạng thái

Ngày:28/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM