Chuẩn bị điều kiện chế tạo băng tải

BÀI 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO

I: Mục tiêu của bài:

    Kiến thức:

 - Nêu đư­­ợc cấu tạo, nhiệm vụ của băng tải;

 - Trình bày đư­­ợc các ký hiệu vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo trên bản vẽ chi tiết;

 - Nêu đ­­ược quy cách, trọng lư­­ợng thép cách sử dụng bảo quản dụng cụ thiết bị nghề;

   Kỹ năng:

 - Đọc đư­­ợc các bản vẽ chi tiết;

 - Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, phù hợp với chế tạo theo tổ nhóm;

 - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho thi công băng tải;

 - Sử lý đ­­ược các lỗi của vật liệu do quá trình vận chuyển.

II: Nội dung bài học

1.Băng tải là gì?

      hiểu một cách đơn giản nhất thì có thể hiểu băng tải là một cơ chế hoặc máy có thể vận chuyển một tải đơn (thùng carton, hộp, túi ,…) hoặc số lượng lớn vật liệu (đất, bột, thực phẩm …) từ một điểm A đến điểm B.

 

 

 

 

2. Cấu tạo chung ứng dụng của băng tải

 a. cấu tạo

 

  

 Băng tải thường được chế tạo từ thép hình U,V.....được liên kết với nhau thông qua các bản mã bằng phương pháp hàn hoặc bulong

b: ứng dụng

    Mỗi loại băng tải sẽ được sử dụng trong môi trường truyền tải khác nhau vì thế cần tìm hiểu các loại băng tải để ứng dụng chúng cho phù hợp với điều kiện, tính chất công việc cũng như mục đích sử dụng để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
    Băng tải, được ứng dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, khai thác,...nhằm giúp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Ngoài ra với hệ thống băng tải còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí, tiết kiệm thời gian, hạn chế nguồn nhân lực mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn giúp cho hệ thống sản xuất ngày càng được tự động hóa theo hướng hiện đại.  

3. Nghiên cứu tài liệu

3.1. Phân tích bản vẽ chế tạo băng tải

      Mục đích của việc này nhằm hiểu rõ được hình dáng kích thước sự liên kết giữa các chi tiết, loại vật liệu chế tạo, số lượng và chủng loại của chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ, chuẩn bị dụng cụ máy móc trang thiết bị, dụng cụ cần thiết các chỉ dẫn bản vẽ.

- Bản vẽ phải được chuẩn bị và kiểm tra cẩn thận, phù hợp điều kiện sản xuất và được kiểm tra bởi cơ quan, đơn vị chủ quản (chủ đầu tư).

- Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các kích thước, các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để chế tạo cũng như lắp ghép lan can cầu thang.

Cụ thể khi nghiên cứu một bản vẽ chi tiết cần chú ý các thông số sau:

+     Kích thước tổng quát: chiều dài, rộng, cao.

+     Vật liệu.

+     Hình dạng của thép hình: I, U, L,..

+     Sử dụng phương pháp liên kết: đinh tán, bulong, hàn, …

 

3.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo

Yêu cầu các chi tíêt tách ra từ bản vẽ tổng thể phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc chế tạo, phải chú ý đến các giải thích của bản vẽ chi tiết ở một số bản vẽ do số lượng chi tiết nhiều không thể hiện hết được nên nhà thiết kế sẽ có chỉ dẫn được ghi ở phía bên phải của bản vẽ.

Ví dụ:

NOTE:

            FOR D1,D2,D3,D4,D5,D6,D7,D8,D9…………REFER DRAWING NO ……….

        FOR D24,D25,D26,D27,D28,D29,D30,D31…………REFER DRAWING NO ……….

3.3. Tìm hiểu tài liệu hư­­ớng dẫn chế tạo

- Tài liệu tổ chức thi công do các Phòng kỹ thuật lập dựa trên thiết kế kỹ thuật và điều kiện của công trường, bao gồm:

         + Tổ chức nhân lực.

         + Dụng cụ, máy móc, vật liệu cần thiết cho thi công.

         + Các biện pháp thi công.

         + Trình tự và tiến độ thi công…

- Phải tìm hiểu các tiêu chuẩn chế tạo, tiêu chuẩn mối hàn, tiêu chuẩn làm sạch chi tiết, tiêu chuẩn vật liệu,… để phục vụ cho việc chế tạo.

Ví dụ: Các tiêu chuẩn thường dùng

o   AWS : Qui trình hàn kết cấu thép

o   AISC : Sồ tay hướng dẫn kết cấu thép

o   SSPC : Tiêu chuẩn kỹ thuật sơn kết cấu thép

o   Quy ước ký hiệu của Nhật (JIS)

o   Quy ước ký hiệu của Mỹ (ASTM…)

o   Quy ước của các nước khác như  BS, DIN, TCVN, …

2.4. Vạch ra trình tự các bư­­ớc tiến hành công việc

- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ.

- Chuẩn bị bản vẽ chi tiết: phải là bản vẽ được phép thi công.

- Chuẩn bị trước khi chế tạo: kiểm tra vị trí thi công, kiểm tra vật tư, dụng cụ.

- Lấy dấu: từ bản vẽ chế tạo tiến hành tính toán kích thước và lấy dấu trên vật tư sao cho tiết kiệm vật tư nhất.

- Cắt: sau khi có dấu ta tiến hành cắt bằng máy cắt chuyên dụng

- Vát mép: sau khi cắt tiến hành mài sữa vết cắt và chuẩn bị đầu đấu nối.

- Uốn, khoan lỗ, làm ren, …: tùy vào bản vẽ chi tiết mà ta tiến hành công việc cho phù hợp.

- Lắp ghép chi tiết: sau khi đã chuẩn bị xong ta tiến hành lắp ghép theo bản vẽ.

- Làm sạch bề mặt.

- Đóng số.

- Sơn chống rỉ.

- Bàn giao.

III. KIỂM TRA MẶT BẰNG THI CÔNG, SÀN THAO TÁC

- Diện tích và không gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tiến độ của công tác thi công. Do vậy, chuẩn bị được tốt thì chất lượng công trình được nâng lên đồng thời rút ngắn thời gian thi công.

- Khi tiếp nhận xưởng gia công phải đáp ứng các điểm sau:

         + Mặt bằng gia công đủ diện tích làm việc, thông thoáng.

         + Mặt nền cao, bằng phẳng.

         + Có đường vận chuyển vật tư, thiết bị đến vị trí thi công.

         + Xưởng có hệ thống ánh sáng đầy đủ.

         + Có nguồn điện cung cấp phù hợp với yêu cầu gia công (2 pha hoặc 3 pha).

         + Bản vẽ mặt bằng bố trí xưởng.

         + Các phương tiện, dụng cụ được chuẩn bị sao cho thuận tiện và hợp lý bao gồm: các máy thi công như cần cẩu, pa lăng, kích, máy hàn…

         + Các dụng cụ lắp, kiểm tra như cờ lê, búa, ni vô, quả dọi, đồng hồ so, pan me.

- Ta có thể sử dụng ni vô, thước dài để kiểm tra độ bằng phẳng, diện tích của mặt bằng thi công, sàn thao tác.

- Sau khi tiếp nhận xưởng xong cần có biên bản bàn giao đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, trong biên bản ghi rõ thực trạng của xưởng khi tiếp nhận.

 

4. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VẬT TƯ­­

4.1. Nghiên cứu ph­­ương án thi công và tiến độ thi công

Tùy vào điều kiện thực tế (nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, không gian làm việc,…) mà ta đưa ra các phương án thi công hợp lý nhất.

4.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư­­

- Các thiết bị, dụng cụ, vật tư phải được bố trí một cách hợp lý trong quá trình gia công.

- Các máy gia công được đặt trên nền móng cao ráo, đầy đủ ánh sáng và không gian làm việc.

- Dụng cụ thi công tập kết tại vị trí thuận lợi, không để trên quá cao hoặc đặt thẳng xuống nền xưởng mà phải đặt trê giá hoặc thùng đựng dụng cụ.

- Các thiết bị được phân loại từng kích cỡ, chủng loại và đặt lên giá hoặc thùng chứa trong kho thiết bị tại xưởng.

- Toàn bộ vật tư phải được kê trên giá đỡ hay tà vẹt nhằm tránh gây các khuyết tật, biến dạng làm ảnh hưởng tới công việc gia công và lắp đặt. Các thiết bị phải được bảo quản che nắng, mưa hoặc vận chuyển vào kho thiết bị.

- Bố trí thủ kho thực hiện công việc theo dõi, quản lý và cấp phát vật tư đúng vào mục đích sử dụng về số lượng cũng như chủng loại theo yêu cầu thiết kế.

4.3. Chủ động nhận thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị

               Các loại dụng cụ và vật tư phục vụ trong quá trình gia công chế tạo phải được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với việc gia công. Các thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị:

- Vật tư.

            - Dụng cụ thi công.

- Dụng cụ đo.

            - Dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn. 
Ngày:25/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM