2.3.2. Vật liệu cách điện thể lỏng:
2.3.2.1. Dầu mỏ cách điện (dầu
biến áp ):
*Dầu biến áp có hai chức
năng chính
- Lấp đầy
các lỗ xốp trong vật liệu cách điện gốc sợi và lỗ trống giữa các dây dẫn của
cuộn dây, giữa cuộn dây với vỏ máy biến áp, làm nhiệm vụ cách điện và tăng độ
bền cách điện của lớp cách điện lên rất nhiều
- Dầu có
nhiệm vụ làm mát, tăng cường sự thoát nhiệt do tổn hao công suất trong dây quấn
và lõi thép máy biến áp sinh ra.
Một lĩnh vực
ứng dụng quan trọng khác của dầu máy biến áp là sử dụng làm cách điện và dập
tắt hồ quang điện giữa các đầu cực trong máy cắt dầu điện áp cao; tạo điều kiện
làm nguội dòng hồ quang và nhanh chóng dập hồ quang.
Người ta
còn dùng dầu biến áp làm cách điện và làm mát trong một số kháng điện, biến trở
và các thiết bị điện khác.
Một trong
những đặc tính đặc biệt quan trọng có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn là độ bền
điện của dầu biến áp.
Trị số bền
điện của dầu biến áp rất nhạy cảm với độ ẩm của dầu; chỉ với lượng nước nhỏ lẫn
vào trong dầu ở dạng nhũ tương làm cho độ bền điện của dầu giảm đi rất nhiều.
Độ bền điện
của dầu còn giảm nhiều hơn nếu trong dầu có chứa tạp chất.
Tỉ trọng
của dầu máy biến áp là 0,87 – 0,89 G/cm3. những đặc tính nhiệt của
dầu: tỉ nhiệt 0,43 – 0,58 (calo/ g. độ): nhiệt dẫn xuất ở 200C
khoảng 0,0015, ở 800 C khoảng 0,02 (W/cm.độ ).
So với
không khí thì độ tỏa nhiệt ra khỏi dây quấn và lõi thép gấp 28 lần. Hệ số giãn
nở nhiệt khối của dầu khoảng 0,00065 (độ-1 ).
Trong quá
trình làm việc dầu biến áp trong các thiết bị điện bị hóa già, tính chất cách
điện của dầu bị giảm, màu của dầu trở nên sẫm hơn.
Tốc độ hóa
già của dầu tăng lên trong các trường hợp sau:
- Khi có không khí lọt vào vì hiện tượng hóa
già của dầu gắn liền với hiện tượng oxy hóa dầu bằng oxy của không khí đặc biệt
khi tiếp xúc với ôzôn.
- Khi nhiệt độ làm việc tăng lên.
- Khi có sự tiếp xúc giữa dầu với một số kim
loại (đồng, sắt, chì… ) và những chất khác là những chất xúc tác cho hiện tượng
hóa già.
- Khi có tác dụng của ánh sáng.
- Khi có tác dụng của điện trường cao.
2.3.2.2. Dầu tụ điện:
Dầu tụ điện
dùng để tẩm tụ điện giấy nhất là tụ điện động lực dùng để bù công suất trong hệ
thống điện.
Khi cách
điện bằng giấy của tụ điện được tẩm dầu thì điện trở cách điện cũng như độ bền
điện của nó tăng lên; do đó giảm được kích thước, trọng lượng và giá thành của
tụ điện.
2.3.2.3. Dầu cáp điện:
Dầu cáp
được dùng trong việc sản xuất cáp điện lực để tẩm lớp giấy cách điện của cáp
làm cho độ bền điện của nó tăng lên.
Dầu cáp
cũng dùng làm cách điện trong các cáp điện áp cao 110, 220kV. Dầu cáp có nhiều
loại khác nhau.
Để tẩm cáp
có chứa dầu loại vỏ chì hoặc nhôm làm việc ở điện áp rất cao (110 kV và cao hơn)
người ta dùng nhớt được tẩy sạch và nhất là giải phóng hết các loại khí đã hoà
tan vào dầu.
Nhờ có
thiết bị bổ sung đặc biệt nên trong thời gian vận hành áp suất của dầu trong
cáp phải được duy trì ở mức độ nhất định (1- 3 at ), do đó loại trừ được khả
năng hình thành bọt khí trong dầu
2.3.3. Vật liệu cách
điện thể rắn:
2.3.3.1.
Sứ cách điện:
Người ta dùng
các loại đất sét đặc biệt, đó là cao lanh – loại đất trắng tinh khiết có chất
lượng cao, cũng như các loại đất sét dẻo chịu lửa khác, cùng với khoáng thạch
anh (SiO2) và fenspat để chế tạo
ra sứ cách điện.
Chất được tráng
thành một lớp mỏng lên bề mặt các đồ sứ được gọi là men. Trong khi nung, men nóng
nóng chảy và bám lấy mặt ngoài của sứ thành một lớp sáng, bóng.
Lớp men bao ở
mặt ngoài của sứ ngăn không cho hơi ẩm và nước thấm vào; nhờ vậy sứ cách điện
chịu được nước và có thể làm việc ở ngoài trời; chịu được mưa và các chất lắng
khác trong khí quyển.
Bề mặt của sứ
tráng men rất nhẵn nên bụi và các chất bẩn khác ít bám vào, khi mưa sẽ được rửa
sạch.
Ngoài ra men còn
làm giảm độ rò điện theo bề mặt và tăng điện áp phóng điện bề mặt của sứ.
Việc tráng men
còn loại bỏ được các vết nứt nhỏ trên bề mặt sứ, đó là những đầu mối phá hủy sứ
khi chịu tải trọng cơ học.
Do vậy, tráng
men lên đồ sứ làm tăng thêm một cách đáng kể độ bền cơ học cho sản phẩm sứ cách
điện.
* Giới thiệu một
số cách điện bằng sứ.
Vật liệu cách điện bằng
sứ rất đa dạng:
- Sứ đường dây
gồm có sứ treo dùng cho điện áp cao hơn 35 kV; sứ đỡ dùng cho điện áp thấp hơn;
- Sứ trong các
trạm điện áp là các loại sứ đỡ và sứ xuyên.
- Sứ tham gia
vào các kết cấu của các thiết bị như máy biến áp, máy cắt dầu; dao cách ly,
chống sét van.
- Sứ định vị gồm
các sứ puli; những linh kiện ở đui đèn trong công tắc, cầu chì, cầu dao, phích
cắm, sứ thông tin….
Đặc tính điện
quan trọng nhất của sứ cách điện điện áp cao là trị số điện áp phóng điện giữa
hai điện cực.
Do sứ cách điện
có chiều dày lớn và cường độ cách điện cao, nên khó có thể xảy ra phóng điện
chọc thủng sứ mà chỉ diễn ra phóng điện trên bề mặt của sứ.
Cần phân biệt
hai loại điện áp phóng điện bề mặt sứ: điện áp phóng điện khô và điện áp phóng
điện ướt khi thử nghiệm sứ.
Điện áp phóng
điện khô là trị số điện áp phóng điện mà ta thu được khi thử nghiệm sứ trong
điều kiện bình thường.
Điện áp phóng
điện ướt là trị số điện áp phóng điện mà ta thu được khi thử nghiệm sứ dưới mưa
nhân tạo với cường độ 4,5 ¸5,5
mm/phút, mưa rơi theo góc 450 so với mặt phẳng ngang của sứ.
Do có một phần
rất lớn bề mặt sứ bị ướt khi mưa nên điện áp phóng điện ướt bao giờ cũng nhỏ
hơn điện áp phóng điện khô khi thí nghiệm cho một loại sứ (khoảng 30 – 40%).
Điện áp đánh
thủng của sứ phải lơn hơn điện áp phóng điện khô. Người ta xác định điện áp
đánh thủng khi nhúng sứ thử nghiệm vào trong dầu cách điện.
Khi thử nghiệm
sứ treo, cần xác định điện áp đánh thủng cho từng bát sứ một; điện áp phóng
điện khô được xác định cho cả toàn bộ chuỗi sứ.
2.3.3.2.
Thủy tinh
Thủy tinh là những
chất vô cơ không định hình và là hệ phức tạp của nhiều loại ôxit khác nhau.
Trong thành phần
của thủy tinh ngoài những ôxit tạo thành thủy tinh (SiO2,B2O3)
còn có các loại ôxit khác như: Na2O, K2O, CaO, PbO, ZnO,
…Thủy tinh silicat có thành phần chủ yếu là SiO2.
a. Những đặc
tính của thủy tinh:
Các đặc tính của
thủy tinh biến đổi trong phạm vi rộng, chúng phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và
chế độ nhiệt luyện hay công nghệ gia công thủy tinh.
- Khối lượng của
thủy tinh biến động trong khoảng từ 2 đến 8,1 G/cm3.
Thủy tinh nặng
là những thủy tinh có hàm lượng chì cao (pha lê, thủy tinh flin).
Những loại thủy
tinh silicát thông thường có khối lượng riêng gần bằng 2,5 G/cm3.
- Độ bền nén của
thủy tinh lớn hơn nhiều so với độ bền kéo; snéo
=6000¸21000
kG/cm2; skéo
=100¸300
kG/cm2. Trong điều kiện bình thường thì thủy tinh rất giòn, dễ bị vỡ
khi chịu tải trọng động.
- Cũng như các
chất không định hình khác, thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy không ổn định từ 400
– 16000C
- Tính quang học
của thủy tinh: Phần lớn thủy tinh có tính trong suốt và cho ánh sáng đi qua
b. Các loại thủy
tinh:
Dựa
theo công dụng của thủy tinh trong kỹ thuật điện mà người ta có thể phân thành
các loại sau đây:
-
Thủy tinh tụ điện:
Được sử dụng làm điện môi cho các tụ điện dùng trong các bộ lọc cao thế, trong
các máy phát xung ở mạch dao động của thiết bị cao tần.
Đối với loại
thủy tinh này thì e
càng cao và tgd
càng nhỏ thì càng tốt.
-
Thủy tinh định vị:
Dùng để chế tạo các thiết bị định vị; thủy tinh cách điện ( điện thoại, ăng ten,
đỡ, xuyên, chuỗi…)
-
Thủy tinh bóng đèn:
Dùng làm bóng đèn, chân đèn thắp sáng và làm nhiều loại ống điện tử khác nhau.
Yêu cầu đối với
loại này phải có tính liên kết chặt chẽ tới mức tối đa với kim loại(confram,
molipđen….). Tính chất này có liên quan tới việc lựa chọn giá trị cần thiết của
hệ số nhiệt nở dài.
-
Men thủy tinh:
Là một loại thủy tinh đục, dễ nóng chảy, dùng để phủ lên mặt ngoài của nhiều
loại sản phẩm khác nhau.
-
Thủy tinh có chất độn:
Là những chất dẻo được ép nóng bằng thủy tinh và bột mica, gọi là thủy tinh
míca.
-
Xơ thủy tinh:
Là thủy tinh được kéo thành sợi nhỏ, dài và mềm, dùng để sản xuất ra vật liệu
dệt, làm nền cho vật liệu cách điện compozít dùng vào các mục đích khác.
2.3.3.3. Vật liệu xơ:
a.
Gỗ
Gỗ có giá thành
rẻ, dễ gia công nên nó là vật liệu cách điện đầu tiên được sử dụng trong kỹ
thuật điện.
Gỗ có đặc tính
cơ tương đối tốt, độ bền kéo (dọc theo sơ) trong phạm vi 700 – 1300 kG/cm3;
khối lượng biến động trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 – 0,8 G/cm3, rất ít
khi đạt tới 1,0 G/cm3.
Thông thường gỗ
nặng có độ bền cao hơn gỗ nhẹ.
Gỗ không được
dùng rộng rãi trong kỹ thuật điện gì có những nhược điểm sau:
Tính hút ẩm cao
làm cho tính chất cách điện của gỗ giảm đi nhiều khi bị ẩm; mặt khác các chi
tiết làm bằng gỗ ẩm khi đã khô lại dễ bị cong vênh và nứt.
Không xác định
được các tiêu chuẩn cho các tính chất của gỗ ngay cả với gỗ cùng loại, vì tính
chất của gỗ lệ thuộc vào nơi trồng, tuổi và các yếu tố khác; tính chất của mẫu
gỗ không thuần nhất do chiều xẻ gỗ, các mấu và các khuyết tật khác.
Độ bền điện kém
và có thể cháy được.
Trong
kỹ thuật điện gỗ được dùng để chế tạo: tay cầm các bộ truyền động trong dao
cách ly và máy cắt dầu, cán cầu dao điện, giá đỡ, các chi tiết chêm giữ chặt,
chêm rãnh của máy điện, cột gỗ đường dây tải điện…
b.
Phíp
Khi cho giấy mỏng
đi qua dung dịch clorua kẽm (ZnCl2 ) nóng rồi đem quấn vào một tang
quay bằng thép để có được chiều dài cần thiết ; sau đó cắt lớp giấy ra khỏi
tang quay, đem rửa cẩn thận bằng nước và ép thu được sản phẩn gọi là phíp.
Màu của phíp có
thể là màu đen, nâu, đỏ… đó là màu của giấy dùng để sản xuất ra phíp.
Tính chất cơ của
phíp khá tốt ; kéo = 550 ÷ 750 kG/cm2;
nén=1500 ÷ 2000 kG/cm3,
uốn=800 ÷ 1000 kG/cm2;
ứng suất dai va đập vào khoảng 20 – 30 kG.cm/cm3.
Phíp dễ gia
công, có thể cưa, cắt, bào, tiện, ren, vít được; với chiều dày 6 – 8 mm thì dập
được. Ngâm phíp vào nước nóng nó sẽ mềm đến mức có thể định hình được.
Tỉ trọng của
phíp là 1 – 1,5 G/cm2; tỉ trọng của phíp càng cao thì đặc tính cơ và
tính cách điện của nó càng cao.
Nhược điểm của
phíp là độ háo nước cao (50 – 60 %).
Khi độ ẩm môi
trường xung quanh cao thì các chi tiết bằng phíp dễ bị biến dạng.
Khi phíp đã bị
thấm ẩm, lượng clorua kẽm còn lại trong phíp sẽ tạo ra điện dẫn điện phân lớn.
Trên các vật có
mang điện thế dương trong điện áp một chiều, khi tiếp xúc với các chi tiết bằng
phíp sẽ có các ion clo từ ZnCl2 tách ra dẫn đến hiện tượng ăn mòn
vật dẫn.
Để giảm độ háo
nước của phíp có thể tẩm phíp bằng dầu máy biến áp, parafin…
Dưới tác dụng
của hồ quang điện phíp bị phân hủy và sinh ra lượng khí lớn có khả năng dập tắt
hồ quang.
Vì vậy nó được
dùng để chế tạo các chống sét ống.
Hiện nay người
ta thường dùng polimetyl metacrilat (thủy tinh hữu cơ) thay cho phíp để làm vật
liệu dập hồ quang trong các chống sét ống.
Giấy làm bằng
hỗn hợp của xenlulo với xơ polietilen có nhỏ, tg và độ háo nước nhỏ hơn nhưng có độ bền cơ lớn
hơn so với giấy băng xenlulo.
Loại giấy hỗn
hợp này được dùng nhiều trong cách điện của cáp điện áp cao.
2.3.3.4.
Mica và các vật liệu trên cơ sở của mica
Mi ca là vật
liệu cách điện vô cơ có tính năng đặc biệt đó là độ bền nhiệt và độ bền cơ cao,
tính chịu nhiệt và chịu ẩm tốt, khá dẻo khi có độ dày mỏng nên được dùng làm
chất cách điện ở vị trí quang trọng.
Ví dụ: cách điện
của các máy điện cao áp công suất lớn (trong đó có máy phát điện tuabin hơi và
tuabin nước có cỡ lớn, động cơ điện dùng trong tàu điện, tàu thủy…) và dùng làm
điện môi trong một số loại tụ điện.
* Mica
dùng trong vành góp:
Dùng loại mica
này ở dụng dập băng khuôn hoặc được cắt trên các máy cắt phôi, chúng được đặt
xen kẽ vào giữa các phiến đồng của vành góp trong máy điện để làm cách điện
giữa các phiến ấy.
Nhờ có hàm lượng
chất kết dính nhỏ và lực nén trong lớn trong thồi gian ép nên loại micanít này
có đặc tính cơ tốt, đặc biệt là nó ít bị co lại khi làm việc dưới áp suất lớn
và nhiệt độ cao, điều này đảm bảo cho vành góp làm việc lâu dài trong thời gian
vận hành.
* Micanít dùng để lót:
Người ta dùng
loại micanít này để làm những tấm lót cách điện theo nhiều dạng khác nhau và
dùng làm vòng đệm…
Micanít dùng cho
vành góp và dùng để lót là loại micanít cứng.
Loại này rất
cứng ở nhiệt độ thường cũng như nhiệt độ cao (khoảng 1000C).
Người ta dùng chúng để làm các tấm lót cách điện
phẳng và không bị uốn.
* Micanít dùng để tạo hình:
Ở nhiệt độ bình
thường loại micanít này cũng cứng, nhưng khi được đốt nóng thì có thể dập theo
một hình dáng nào đó.
Hình dáng này
vẫn giứ nguyên hình khi đã nguội.
Người ta dùng
loại micanít này để chế tạo ra những vòng đệm của vành góp, mặt bích, khung của
cuộn dây, ống và các sản phẩm định hình khác.
* Micafon:
Là một loại đặc
biệt của micanít dùng để tạo hình có một mặt là lớp đệm bằng giấy, bằng vải
thủy tinh hoặc bằng mạng thủy tinh.
Micafon còn dùng
để chế tạo ra lớp cách điện cứng của lõi dây quấn trong các máy điện cao áp, là
nơi đòi hỏi có ứng lực lớn trong khi quấn dây.
* Micanít mềm:
Loại micanít này
có thể uốn được ở nhiệt độ bình thường.
Nó dùng làm chất
cách điện trong nhiều bộ phận khác nhau của máy điện và thiết bị điện (các tấm
lót uốn được, các đoạn dây, lớp cách điện trong rãnh).
* Băng mica:
Là một loại biến
thể của mica mềm cả hai mặt của nó đều được đệm bằng loại giấy chuyên dùng,
người ta chỉ dán một lớp mica cỡ 30 đến 6 cùng với một khoảng 1/3 cánh mica
nhỏ.
Chiều dày định
mức của băng mica là 0,13 và 0,17 mm; có thể sản xuất ra những cuộn có bề mặt
rộng không nhỏ hơn 400 mm, rồi đưa vào máy chuyên dụng để cắt thành cuộn băng
nhỏ, rộng từ 12 đến 35mm.
Băng mica màu
chịu nóng tốt hơn nên được dùng nhiều nhất để làm cách điện cho dây quấn rôto
của máy phát điện tuabin hơi.
Người ta còn sử
dụng cả loại băng mica đệm bằng lụa mỏng hoặc bằng vải thủy tinh.
Tất cả các loại
băng mica đều là sản phẩm rất thiết yếu; chúng tạo nên lớp cách điện chủ yếu
cho dây quấn của nhiều loại máy điện kể cả máy phát nhiệt điện có điện áp cao.
Để cho băng mica
giữa được độ mềm tới khi đem ra dùng, nên bảo quản trong bao bì được bịt kín;
trong môi trường đã bão hòa hơi nước của dung dịch dùng cho loại sơn tương ứng
với loại sơn của băng mica.
Trong trường hợp
băng mica quá khô cần phải cho nó thấm hơn của dung môi.
Trong các dụng
cụ đun nóng bằng điện và trong nhiều trường hợp khác, khi cách điện bằng
micanít phải làm việc tới nhiệt độ vài trăm độ thì dùng micianít chịu nhiệt
loại không chứa chất hữu cơ.
Những lá micanít
loại này dày khoảng 0,3 – 1,0 mm, được chế tạo bằng một loại biến thể chịu
nhiệt của mica flogrpit, chất kết dính sử dụng vào đây là dung dịch amôni;
micanít được nhiệt luyện theo một phương pháp riêng trong quá trình chế tạo.
Người ta còn sản
xuất một loại micanít chịu nhiệt khác, trong đó thủy tinh dễ nóng chảy được
dùng làm chất kết dính.
*
Thủy tinh mica:
Thủy tinh nica
là một trong số các điện môi có chất lượng cao. Nó chịu được nhiệt độ cao, có
độ bền cơ lớn, nhất là độ bền uốn va đập, chịu được phóng điện hồ quang, có tgd
nhỏ.
Trong công
nghiệp radio, thủy tinh mica được dùng để chế tạo để các đèn công suất lớn, giá
đỡ tụ điện không khí, lõi cuộn cảm, tấm cách điện của chuyển mạch và các chi
tiết khác.
Ngoài ra nó còn
được sử dụng trong các thiết bị chân không có dòng điện mạnh, trong đó cần sử
dụng đến khả năng ép những phần kim loại vào thủy tinh mica.
Mica thủy tinh
chịu được ẩm, nhưng kém bền đối với tác dụng của các axit clohyđric, nitơric,
cũng như đối với chất kiềm.
Khi thủy tinh
mica bị rỗ có khả năng hút ẩm làm cho phẩm chất cách điện bị giảm đi, người ta
còn sản xuất ra thủy tinh mica bằng glogopít tổng hợp có chứa flo và dùng chất
kết dính là loại thủy tinh khó nóng chảy hơn loại dùng cho thủy tinh mica chế
tạo bằng mica thiên nhiên.
Ở nhiệt độ cao
loại thủy tinh này có độ bền điện và nhiệt cao.
2.3.3.5.
Amiăng và vật liệu có amiăng
Là tên gọi của
một nhóm vật liệu khoáng chất có cấu trúc xơ, phổ biến nhất là crizotin. Amiăng
này là sự biến dạng xơ của khoáng chất crizotin (loại đá xenpen tinit):
3MgO.2SiO2.2H2O.
Amian có tính
chịu nhiệt cao: Amian vẫn giữ được độ bênd ở nhiệt độ cao mà vật liệu hữu cơ đã
bị phân hủy, chỉ ở nhiệt độ 400 – 5000C thì nước mơi thoát khỏi
thành phần Amian và nó mới thay đổi cấu trúc tinh thể và mất độ bền cơ học.
Amian bị nóng
chảy ở nhiệt độ 11150C, Amian có tính hút nước khi được tẩm bằng
Bitum.
Amian sử dụng
trong các lĩnh vức khác nhau.
Từ Amian người
ta chế tạo a vải, giấy, carton và các sản phẩm khác có tính chiu nhiệt độ, độ
bền cơ học và tính cách điện cao.
2.3.3.6.
Nhựa
a.
Nhựa fênol fomanđêhyt
Người ta có thể chế tạo
ra nhựa fênolfomanđêhyt loại nhiệt cứng và nhiệt dẻo.
Cứ một phân tử gam
fênol thì có ít nhất một phân tử gam fomanđêhyt tham gia vào phản ứng tạo thành
nhựa nhiệt cứng và có tên gọi là bakêlít.
Trong chế tạo bakêlít
người ta dùng chất xúc tác sẽ không để lại tạp chất có tính điện phân trong nhựa.
Bakêlít là chất cách
điện nhiệt cứng tốt. Vật liệu cách điện bằng bakêlít có độ bền cơ học cao, ít
co dãn, nhưng có nhược điểm là dễ tạo vết trên bề mặt, nhất là khi bị tác động
của hồ quang khi phóng điện.
Người ta thường dùng
bakêlít để tẩm gỗ và các vật liệu khác trong việc chế tạo các chất dẻo nhiều
lớp như hêtinac, téctôlít ….
Khi nấu nhựa có fênol và
fomanđêhyt dùng chất xúc tác là axit clohyđric ta thu được loại nhựa novôlac.
Novolac là loại nhựa nhiệt
dẻo, sau khi được đun nóng nó vẫn giữ được tính nóng chảy và hòa tan, novôlac
được dùng rộng rãi trong sản xuất ra chất dẻo ( bột ép).
b.
Nhựa Pôlieste
Pôlieste là sảm
phẩm của sự đa ngưng tụ các loại rượu và axit khác nhau (hoặc anhyđrit của
chúng).
Nhựa pôlieste
bao gồm nhiều loại và có các tính chất khác nhau.
Các loại nhựa
thu được từ các loại rượu hai nguyên tử glicol có hai nhóm hyđroxit –OH trong
phân tử và từ các axit hữu cơ hai gốc có hai nhóm cácbôixit –COOH trong phân tử
là những chất có tính nhiệt dẻo.
Còn loại nhựa
thu được từ rượu ba nguyên tử và loại axit có ít nhất hai gốc là những chất có
tính nhiệt cứng.
Nhựa glíptan
nhận được bằng cách đa ngưng tụ rượu ba nguyên tử glixerin (H2C.OH-CHOH-CH2OH) và
anhyđrit ftalat có nhiệt độ đông rắn và thời gian lớn hơn so với bakêlit.
Gliptan có ưu
điểm trội hơn bakêlit là có tính đàn hồi, độ dính, độ bền hóa già vì nhiệt và
độ bền chống sự tạo vết.
Trong công
nghiệp điện, nhựa gliptan được dùng để dán mica thành băng mica hay micanít và
để tấm cách điện trong máy điện và thiết bị điện.
Một cách trùng
hợp nhiệt dẻo đáng quan tâm trong công nghiệp điện là pôlietylentereftalat.
Đây là vật liệu
rất quý được dùng để chế tạo sợi tổng hợp, băng dẻo để cách điện cho các dây
êmay và dùng vào các mục đích khác.
c.
Nhựa Epoxi
Nhựa êpoxi được
đặc trưng bởi sự có mặt của nhóm êpoxi
Nó là một chất
lỏng nhớt có thể hào tan trong axêtôn và trong các dung môi thích hợp khác.
Nhựa êpoxi có
thể được bảo quản lâu dài ở dạng tinh khiết mà không bị biến đổi tính chất.
Nhưng sau khi đã
cho thêm chất đóng rắn vào thì nhựa êpoxi cứng lại khá nhanh, đồng thời chuyển
thành cấu trúc không gian.
Quá trình hóa
cứng là sự trùng hợp thuần túy không có hiện tượng đa tụ, tức là không có nước
hoặc các chất thấp phân tử khác thoát ra và tạo thành nguyên khối cách điện
đồng đều, không thấm nước.
Tùy loại chất
đóng rắn mà sự hóa cứng của êpoxi có thể diễn ra ở nhiệt độ bình thườngn hay
phải đun nóng từ 800 – 1500 C và áp suất bình thường hay
áp suất cao.
Khi đóng rắn ở
áp suất cao, thu được chất cách điện có độ bền cơ cao hơn.
Khi cứng lại độ co
ngót của nhựa êpoxi khá nhỏ (0,5 – 2%), lực bám dính rất cao ( bám vào nhiều
loại vật liệu khác nhau như chất dẻo, thủy tinh, sứ, kim loại..) đó chính là ưu
điểm lớn của nhựa êpoxi.
Nhựa êpoxi khi
đã đóng rắn có khả năng chịu nhiệt tốt, trong nhiều trường hợp êpoxi có thể
thay thế cho nhựa silic hữu cơ là loại nhựa đắt tiền và có độ bền cơ học không
cao.
Trong thực tế
người ta dùng riêng nhựa êpoxi hoặc hỗn hợp với các vật liệu khác để sản xuất
keo dán, sơn, hợp chất để đổ rót vào máy biến áp nhỏ hay đầu nối thiết bị, hộp
nối đầu cáp điện lực…
d.
Ete xenlulo
Etêxenlulo là
polime nhân tạo, nhận được bằng cách xử lý hóa học phlime thiên nhiên và
xenlulo.
Khi sản xuất ra
ete xenlulo thì các nguyên tử hyđro trong các nhóm hyđroxyl sẽ được thay thế
toàn bộ hoặc một phần bởi các nhóm nguyên tử khác nhau.
Nếu các nhóm
nguyên tử ấy là những gốc hyđrocacbon thì chúng ta thu được chất gọi là
etexenlulo, nếu các nhóm nguyên tử ấy là gốc axit thì thu được estexenlulo, nếu
các nhóm nguyên ấy là gốc axit thì thu được estexenlulo.
So với xenlulo
thiên nhiên thì ete xenlulo ưu việt hơn ở chỗ chúng là vật liệu nhiệt dẻo tiêu
biểu, nóng chảy được và có khả năng hòa tan trong những dung môi thích hợp.
Vì vậy, rất thuận
lợi cho việc chế biến lại; este xenlulo được dùng rộng rãi vào việc sản xuất
sợi dệt nhân tạo, màng mỏng, sơn, chất dẻo.
Ngoài ra, vì các
nhóm hyđroxyl có cực tính mạnh đã được thay thế bằng các nhóm có cực tính yếu
hơn nên ese xenlulo, nhất là etexenlulo có tính chất của điện môi cực tính yếu,
tính chất cách điện tốt hơn và ít ngấm nước so với xenlulo tự nhiên, song có
nhược điểm là chịu nhiệt kém.
e.
Nhựa Polivinylclorit
Polivinylclorit
rất bền đối với tác dụng của nước, kiềm, các axit loãng, dầu, xăng, rượu.
Nó được dùng
rộng rãi trong kỹ thuật và trong đời sống để sản xuất các chất dẻo khác nhau và
các sản phẩm giống như cao su, dùng làm cách điện cho dây dẫn, cho vỏ bọc của
cáp, sản xuất ra bình Acquy…
Để cho
Polivinylclorit có tính dẻo và tính chịu lạnh tốt hơn người ta thường cho thêm
chất tăng dẻo, đó là những chất lỏng khó bay hơi.