CHƯƠNG
I: CÁC TIÊU CHUẨN VỀ KỸ THUẬT
1.
CÁC TIÊU CHUẨN DÙNG TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT:
1.1. Giới thiệu:
Tất cả các bản vẽ kỹ thuật đều được thiết lập theo một quy cách thống nhất.
Mỗi nước đều có hệ thống tiêu chuẩn riêng biệt.
Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật do nhà nước ban hành và có tính pháp lý. Mọi
người làm công tác kỹ thuật cần phải áp dụng một cách chuẩn xác để bảo đảm được
sự thống nhất trong việc thể hiện đọc và hiểu được bản vẽ.
1.2.
Khổ giấy và khung tên:
1.3
. Tỉ lệ:
Tỉ lệ = Kích thước hình vẽ
/ Kích thước thật.
Các tỉ lệ theo :
˗
Tỉ lệ thu nhỏ :
1:2 - 1:5 - 1:10 – 1:20 - 1:50 -1:100 - 1:200…
˗
Tỉ lệ nguyên
hình :
1:1
˗
Tỉ lệ phóng to:
2:1 - 5:1 – 10:1 – 20:1 – 50:1…
Tỉ lệ của một hình biểu
diễn là tỉ số giữa kích thước đo trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên vật
thật.
Trị số kích thước ghi
trên hình biểu diễn không phụ thuộc vào tỉ lệ của hình biểu diễn;
*Phương
pháp ghi tỉ lệ :
˗
Ghi vào ô ghi tỉ lệ : ghi dạng 1:2,
1:10… Tỉ lệ này áp dụng cho toàn bản vẽ.
˗
Ghi cạnh một hình vẽ : ghi dạng TỈ LỆ
1:2, TỈ LỆ 1:10… Tỉ lệ này áp dụng riêng cho một hình vẽ.
1.3. Đường nét:
Qui định các loại nét vẽ
nhằm làm cho hình biểu diễn được rõ ràng, dễ đọc và đẹp mắt.
Trên một bản vẽ chỉ
dùng 3 loại chiều rộng nét :
-
Chiều rộng nét liền rất đậm (2b)
-
Chiều rộng nét liền đậm (b)
-
Chiều rộng nét mảnh b/2 - b/3
Chiều rộng nét liền đậm
chọn phù hợp với kích thước bản vẽ và chọn trong dãy kích thước sau : 0.13;
0.18; 0.25; 0.35; 0.5; 0.7; 1; 1.4 và 2 mm
Chiều rộng nét vẽ không thay đổi trên cùng một bản vẽ
Trên các bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b = 0,5 mm
Chọn nhóm nét thường theo tỉ lệ 1:2:4.
Ví
dụ:
nhóm 0,13 – 0,25 – 0,5.
Các
quy định cơ bản về đường nét:
-
Đường nét phải thống nhất trên cùng một
bản vẽ.
Các nét trên cùng một bản
vẽ sau khi hoàn thành phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng, độ đen và về
cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch ..).
-
Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải
được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch của nét chấm gạch ;
-
Các nét đứt, nét chấm gạch phải giao
nhau bằng các gạch.
1.4. Ghi kích thước
Những quy định chung:
˗
Đơn vị ghi kích thước dài là mm. Không
ghi thứ nguyên này sau số kích thước.
Nếu bản vẽ dùng đơn vị dài khác phải ghi chú.
˗
Các kích thước nên ghi ở ngoài hình biểu
diễn.
˗
Số lượng các kích thước được ghi vừa đủ
để xác định hình dáng và độ lớn của vật thể.
˗
Mỗi kích thước chỉ ghi một lần ở vị trí
dễ đọc nhất.
˗
Với bản vẽ xây dựng cho phép ghi lặp lại
một số kìch thước khi cần thiết.
Các kích thước chỉ độ cao so với mặt phẳng chuẩn thường dùng đơn vị là mét với
3 số lẻ ( +3.600) .
˗
Không ghi kích thước ở đường bao khuất.
Không dùng đường trục, đường tâm làm đường kích thước.
˗
Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và
ghi sau con số.
˗
Kích thước được ghi là số đo thực của vật
thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của bản vẽ.
Mỗi kích thước thường bao gồm các yếu tố sau:
a.
Đường gióng
˗
Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh ở
hai đầu mút và vuông góc với đoạn cần ghi kích thước. Đường gióng được vẽ kéo
dài vượt quá đường kích thước một đoạn bằng 2 đến 3 lần của nét cơ bản.
˗
Trường hợp đặc biệt cho phép vẽ xiên.
b.
Đường kích thước:
Đường kích thước được vẽ
bằng nét liền mảnh, bên trong hai đường gióng và song song với đoạn cần ghi
kích thước. Hai đầu mút của đường kích thước được giới hạn bởi 2 mũi tên chạm
vào đường gióng. Trường hợp không đủ chỗ có thể vẽ đường kích thước và mũi tên
ra ngoài đường gióng .
-
Đường kích thước của đọan thẳng được kẻ
song song với đọan thẳng đó và cách khoảng 5 - 7 mm.
-
Đường kích thước của góc là cung tròn có
tâm ở đỉnh góc.
-
Nếu có nhiều đường kích thước song song
thì kích thước ngắn đặt ở trong, kích thước dài ở ngòai và các đường kích thước
cách khoảng 5 - 7 mm.
-
Khi hình vẽ đối xứng nhưng không vẽ đầy
đủ thì đường kích thước được kẻ quá trục đối xứng của hình một đoạn nhỏ và chỉ
vẽ một mũi tên một đầu.
c-
Mũi tên
Mũi tên được vẽ ở hai đầu
mút của đường kích thước với hình dáng và kích thước như trên hình. Trường hợp
đặc biệt cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng một chấm đậm.
d-
Con số kích thước
Các thành phần của một kích thước:
Gồm 4 thành phần
1- Đường dóng
2- Đường kích thước
3- Mũi tên
4- Con số kích thước
2. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI
LIỆU:
Hàng ngày mỗi một cơ
quan, đơn vị đều tạo ra nguồn tài liệu nhằm trao đổi thông tin, hướng dẫn, mô tả
quy trình, nêu tiêu chuẩn hoặc phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nguồn tài liệu thường
được tạo ra và lưu trữ vào ổ cứng của ai đó, sau đó chúng được in ra hoặc đính
kèm vào email và cuối cùng bị xóa đi khi không còn dùng tới nữa.
2.1.
Tầm quan trọng của nguồn tài liệu
Cần đảm bảo tính thống
nhất và tuân theo một quy trình chặt chẽ từ các khâu: tạo ra và chuyển giao nguồn
tài liệu và đây là nhiệm vụ lâu dài của một cơ quan , đơn vị.
Đối với mỗi một cá nhân làm việc trong cơ quan thì nguồn tài liệu là nguồn
tri thức quý giá cho họ.
Ban đầu nguồn tài liệu chỉ chứa đựng một lượng thông tin nhỏ nhưng qua thời
gian chúng trở nên dồi dào hơn và được xem như là tài sản quý giá giúp tạo nên
nhiều cơ hội kinh doanh.
Đối với các cơ quan y tế thì tầm quan trọng của nguồn tài liệu có thể là sự
cứu sống ai đó hay là một cải tiến mang ý nghĩa lớn lao nào đó cho cơ quan.
Một khi chúng ta xác định được ý nghĩa truyền đạt thông tin của chúng thì
chắc chắn sẽ đảm bảo được tính thống nhất và hợp lý khi tạo ra và quản lý nguồn
tài liệu.
2.2. Giải pháp quản lý nguồn tài liệu
Để quản lý nguồn tài liệu một cách hiệu quả đòi hỏi phải có nguyên tắc và
chiến lược rõ ràng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ quan, đơn vị.
Nếu chiến lược quản lý nguồn tài liệu không bao quát được hết tiến độ công
việc hàng ngày thì chiến lược đó được xem là không hiệu quả.
Nếu một cơ quan, đơn vị hiểu đúng về cách quản lý nguồn tài liệu thì sẽ có
các chính sách quản lý đúng đắn và hợp lí. Một khi đã có chính sách rõ ràng thì
sẽ thực hiện đúng theo quy trình quản lý nguồn tài liệu.
Chính sách và quy trình quản lý nguồn tài liệu trở thành phương pháp quản
lý nguồn tài liệu của cơ quan, đơn vị.
Nói một cách khái quát thì việc quản lý nguồn tài liệu cung cấp phương tiện
quản lý soạn thảo, trình duyệt, ban hành, thay đổi, chuyển giao, bảo trì, sử dụng,
lưu trữ, bảo mật và xử lý nguồn tài liệu.
2.3. Mục đích của quản lí nguồn tài liệu
Việc quản lý nguồn tài liệu không phải để tạo thêm việc làm hay xây dựng một
cơ chế quan liêu mà để bảo vệ và gìn giữ giá trị nội dung của nguồn tài liệu và
để tăng thêm sự hữu ích đối với cộng đồng người sử dụng nơi công sở.
Việc quản lý nguồn tài liệu sẽ quản lý được thông tin được tạo ra và truyền
đi như thế nào. Mục đích là để đảm bảo:
-
Nguồn
tài liệu truyền tải đúng mục đích yêu cầu
-
Không
lãng phí nguồn tài liệu khi chuyển tải những thông tin không quan trọng
-
Chỉ
tạo ra những nguồn tài liệu có nội dung hợp lí và có giá trị
-
Thông
tin được cập nhật
-
Nguồn
tài liệu được tạo ra đúng định dạng
-
Đảm
bảo tính bảo mật của nguồn tài liệu
-
Đảm
bảo được tính thông tin của nguồn tài liệu
2.4. Quy trình quản lý nguồn tài liệu (Document Control
Procedures)
Quy trình quản lý nguồn tài liệu phải chi tiết, rõ ràng để hướng dẫn cụ thể
khi thực hiện:
-
Lập
kế hoạch soạn thảo: trình duyệt, chi phí, xác định nhu cầu
-
Chuẩn
bị nguồn tài liệu mới: ai chuẩn bị, soạn thảo như thế nào, lưu trữ nguồn tài liệu
soạn thảo như thế nào
-
Tiêu
chuẩn định dạng và nội dung cho nguồn tài liệu, khổ giấy, sơ đồ
-
Tham
khảo các quy ước khi soạn thảo nguồn tài liệu
-
Quy
ước quản lý các phiên bản soạn thảo
-
Quy
ước về ngày tháng: ngày rà soát, ngày ký duyệt, ngày ban hành, ngày chuyển
giao, ngày rà soát lại.
-
Quy
trình rà soát nguồn tài liệu: ai rà soát, minh chứng rà soát.
-
Ký
duyệt nguồn tài liệu: ai ký duyệt, minh chứng ký duyệt.
-
Ban hành: lí do ban hành.
-
In ấn: ai chịu trách nhiệm in ấn, đảm bảo
tính bảo mật.
-
Chuyển giao: nguồn tài liệu chuyển đi
như thế nào, ai chuyển, ai kiểm soát việc chuyển giao nguồn tài liệu.
-
Sử dụng nguồn tài liệu: phạm vi sử dụng,
sao chép, truy cập dữ liệu, đánh dấu bản phô tô
-
Rà soát: xác định nhu cầu, ai rà soát,
quy trình rà soát và ký duyệt, đánh dấu những thay đổi
-
Sửa đổi nguồn tài liệu đã ban hành: ai sửa
đổi, rà soát và ký duyệt, đồng nhất về sửa đổi.
-
Lưu trữ nguồn tài liệu: xác định địa điểm
lưu trữ, đảm bảo tính bảo mật, dễ truy cập
và không thay đổi , đánh mã với nguồn tài liệu giấy. Nguồn tài liệu điện tử được lưu trữ bảo mật,
đăng ký bản quyền cho những nguồn tài liệu quan trọng, sửa đổi và ban hành lại.
*A Process Tailored to
the Environment
Quy trình quản lý nguồn tài liệu phải được thích ứng với từng môi trường
làm việc và văn hóa của cơ quan, đơn vị.
2.5. Thực hiện quy trình quản lý
nguồn tài liệu:
Trước khi thực hiện quy
trình quản lý nguồn tài liệu, cơ quan, tổ chức cần phải thiết lập một chính
sách quản lý nguồn tài liệu chặt chẽ cho thấy hệ thống quản lý sẽ hoạt động như
thế nào.
Chính sách này phải mô
tả chính xác các nguyên tắc soạn thảo, rà soát, ban hành, lưu trư, sử dụng cũng
như những thông tin chi tiết khác được đề cập đến trong phần Quy trình quản lý
nguồn tài liệu ở trên.
Cách quản lý nguồn tài
liệu đơn giản nhất là sử dụng danh mục quản lý như công cụ quản lý. Đây là
phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000.
Danh mục quản lý được
thiết kế tự động nên nếu một phần trong danh mục thay đổi thì các tài liệu bên
trong phần đó cũng thay đổi theo.
Do đó, cơ quan, đơn vị
phải có những hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên sử dụng danh mục quản lý.
Trên thực tế, khi tạo
ra nguồn tài liệu đồng thời cũng tạo ra các trình quản lý nguồn tài liệu bằng
danh mục hay tập đựng nguồn tài liệu theo đúng quy trình quản lý, vì vậy vào
các đợt kiểm định, người ta dựa vào danh mục quản lý để theo dõi việc quản lý từng
nguồn tài liệu của cơ quan, đơn vị. Quy trình rà soát lại nguồn tài liệu cũng
tuân theo quy trình tương tự.
Khi nội dung nguồn tài
liệu thay đổi để đáp ứng nhu cầu của cơ quan, đơn vị thì các tập tài liệu cũng
được cập nhật cùng với số trang của mỗi tài liệu.
3. BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ:
3.1.
Biểu đồ Gantt:
Biểu đồ Gantt là loại
biểu đồ hình cột thể hiện tiến độ của dự án. Dạng biểu đồ này thể hiện ngày bắt
đầu và kết thúc các công việc của một dự án dưới dạng sơ đồ cấu trúc theo từng
giai đoạn với các chỉ số phần trăm hoàn thành công việc của mỗi giai đoạn đó.
Dưới đây là một ví dụ về
dạng biểu đồ được lập bằng máy tính vào những năm 1980.
Biểu đồ Gantt: hình 2
3.2. Flow chart – Lưu đồ
Lưu đồ được sử dụng khi
thiết kế và ghi chép lại một chuỗi các quy trình phức tạp, cho thấy các quy
trình đang diễn ra theo từng bước vì thế giúp cho người quan sát dễ dàng nắm bắt
được quy trình.
Có nhiều loại lưu đồ với
các ký hiện và quy ước khác nhau. Dưới đây là hai loại lưu đồ phổ biến nhất:
-
Lưu đồ thể hiện các bước trong quy trình
hoạt động được ký hiệu bằng hình chữ nhật
-
Lưu đồ thể hiện quyết định bằng hình kim
cương
Flow
chart example: fig .1
3.3.
Tally chart - Giản đồ đếm kiểm
Giản đồ đếm kiểm có dạng
lưới thể hiện các thông tin được thu thập được thông qua khảo sát hoặc tính
toán.
Giản đồ đếm kiểm phải
thể hiện thông tin rõ ràng, có cột và tiêu đề, có các hàng thể hiện các con số
và tổng số, thường được đi kèm với đồ thị hoặc câu mô tả ngắn gọn các dữ liệu
mà giản đồ cung cấp
Number of bedrooms
|
Tally
|
Frequency
|
One bedrooms
Two bedrooms
Three bedrooms
Four bedrooms
Five bedrooms
|
II
III
IIII I
II
I
|
2
3
6
2
1
|
Tally
chart example: fig. 3
3.4. Drawings – Bản vẽ
*Bản
vẽ trực giao
Hình chiếu trực giao là
phép chiếu một vật thể ba chiều qua hai phương bao gồm hình chiếu cạnh, hình
chiếu bằng và hình chiếu đứng.
Lưu ý: có hai loại chiếu
trực giao – mặt phẳng thứ nhất và mặt phẳng thứ ba. Khác nhau về vị trí nhìn :
hình chiếu bằng, hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh. Dưới đây là hình chiếu của
mặt phẳng thứ nhất (hình chiếu đứng)
Có ba loại mặt phẳng
chiếu nhưng chúng vẫn có chung hình L. Mặt phẳng chiếu thứ nhất là hình chiếu đứng
(nhìn từ phía trước chữ L), mặt phẳng thứ hai là hình chiếu cạnh (nhìn từ phía
bên hông của chữ L) và nhìn tổng thể trên xuống của chữ L ta có hình chiếu bằng.
Dưới đây là ví dụ về
hình chiếu (chủ yếu được sử dụng ở Châu Âu).
Hình
chiếu trực giao: hình chiếu 4
3.5.
Exploded view drawing – Bản vẽ chi tiết
Bản vẽ chi tiết là loại
hình vẽ hay sơ đồ cho thấy rõ các bộ phận, kết cấu của một vật thể được bóc
tách riêng ra ngoài không gian.
Bản vẽ chi tiết thường
biểu thị vị trí các bộ phận, cấu trúc của vật thể khi lắp ráp các chi tiết.
Bản
vẽ chi tiết: hình 5
3.6.
Diagrams – Đồ thị:
*Scatter
diagram – Đồ thị rải:
Là loại đồ thị thể hiện
các giá trị cho các biến của một kho dữ liệu. Một tập hợp điểm có giá trị của
biến này được thể hiện theo vị trí trên trục hoành và giá trị của biến kia được
thể hiện theo vị trí trên trục tung.
A
Scatter diagram example: fig 6
3.7.
Ishikawa diagram – Biểu đồ Ishikawa:
Biểu đồ Ishikawa hay còn gọi là biểu đồ xương cá hay biểu đồ thể hiện
nguyên nhân – kết quả thường được sử dụng để thiết kế sản phẩm, xác định các yếu
tố tiềm năng làm nên kết quả chung của sản phẩm.
Mỗi nguyên nhân hay lí do gây sai hỏng cho sản phẩm khi thiết kế là một tập
hợp biến. Các nguyên nhân sẽ được nhóm lại thành các loại lớn để xác định tập hợp
biến, bao gồm:
-
Người:
Những ai liên quan trong quá trình sản xuất
-
Phương
pháp: quy trình được thực hiện như thế nào, yêu cầu thực hiện như chính sách,
quy trình, nguyên tắc, luật.
-
Máy
móc: Thiết bị, máy tính, dụng cụ cần để thực hiện quy trình
-
Vật
tư: vật liệu, linh kiện, bút, giấy, được sử dụng để sản xuất
-
Phương
pháp đo: dữ liệu được tạo ra được dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm
-
Môi
trường: Điều kiện, vị trí, thời gian, nhiệt độ, văn hóa
Hình 7: Biều đồ Ishikawa
Các nguyên nhân được
nhóm lại thành các nhóm được thể hiện dưới dạng xương cá. Người ta sử dụng
phương pháp 5 Why để giải thích và đánh giá nguyên nhân:
-
Máy móc (công nghệ)
-
Phương pháp (quy trình)
-
Vật tư (vật liệu, chất chế biến và thông
tin)
-
Nhân công (sức lực, tri thức)
-
Đánh giá (giám sát)
Mô hình 7 P’s thường được sử dụng
trong quảng cáo dịch vụ
-
Sản phẩm/dịch vụ
-
Giá cả
-
Địa điểm
-
Quảng cáo
-
Con người
-
Quy trình
-
Minh chứng thực tế
Mô
hình 5 S’s (thường sử dụng trong ngành công nghiệp dịch vụ)
-
Môi trường
-
Nhà cung cấp
-
Hệ thống
-
Kỹ năng
-
An toàn
3.8.
Histogram – biểu đồ tần số:
Trong thống kê, người ta sử dụng biểu đồ tần số để thể hiện tỷ lệ tần số
cho mỗi biến.
A
Histogram example: fig 8
3.9. Manuals – Sổ tay
*Workshop
manual – Sổ tay quản lý xưởng
Sổ tay quản lý xưởng
bao gồm dữ liệu kỹ thuật, mô tả thiết bị và hướng dẫn bảo trì sửa chữa cho mỗi
loại thiết bị hay mỗi phiên bản thiết bị trong danh mục.
Trước khi bắt đầu làm
việc, cần phải đọc kỹ những hướng dẫn an toàn và sổ tay quản lý xưởng.
Quality
manual – Sổ tay chất lượng
Sổ tay chất lượng ghi
chép lại hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, có thể dưới dạng quyển sổ tay
ghi chép hay dưới dạng sổ tay điện tử. Theo tiêu chuẩn ISO 9001 thì một cuốn sổ
tay phải :
-
Xác định được phạm vi đảm bảo chất lượng
-
Giải thích giới hạn về phạm vi đảm bảo
chất lượng.
-
Phân tích tất cả các giới hạn
-
Mô tả quy trình đảm bảo chất lượng
-
Ghi chép lại toàn bộ các quy trình đảm bảo
chất lượng
4. TIÊU CHUẨN BS EN:
4.1.
Giới thiệu chung
Kể từ năm 1988 một loạt
các tiêu chuẩn quan yếu của châu âu được ban hành và có hiệu lực trên 18 nước
tây âu nhằm thay thế các tiêu chuẩn quốc gia như BS, DIN, SS và NF.
EN - Bộ tiêu chuẩn hài hòa các yêu cầu kỹ thuật (vốn khác biệt) giữa các quốc
gia và là một phần của hiệp định thương mại 'Single Market' , nó được thiết
lập nhằm tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các đối tác nằm trong cộng
đồng (Châu Âu).
Các tổ chức tiêu chuẩn
quốc gia , ví dụ như BSI được đề nghị rút bỏ các tiêu chuẩn quốc gia và thay bằng
tiêu chuẩn EN nếu có cùng phạm vi và áp dụng.
*Sự thống nhất khuôn dạng
các tiêu chuẩn
Nhằm mục đích cung cấp
một khuôn mẫu chung có tính luận lý cao, ở đó các hạng mục đều được chuẩn hóa,
các tham khảo đến các tiêu chuẩn khác liên quan đều được liệt kê. Ví dụ : Khi đề
cập đến các giá trị độ bền kéo thì phương pháp thữ kéo (tensile testing
methods) được chuẩn hóa được thống nhất. Tương tự với các phép đo xác định dung
sai và các chỉ tiêu khác. Nhờ vậy, việc thay đổi các yêu cầu kỹ thuật (nếu có)
chỉ cần biên soạn lại chỉ mục liên quan.
*Triển khai EN
Thực tế thì BSI (Viện
tiêu chuẩn Anh) và các tổ chức định chuẩn quốc gia thuộc khối EU không bắt buộc
mọi đối tác phải áp dụng các chuẩn mực của họ.
(Chú ý : Việc tiếp tục
dùng BS (hoặc EN) đối với thép (như một giải pháp tình thế) vẫn tiếp tục nhiều
năm sau khi các chuẩn EN được ban hành.. Chỉ khi nhà cung cấp và
khách hàng cùng đồng thuận thì chuẩn EN mới thực sự có hiệu lực.
4.2. Tổng quan về một số tiêu chuẩn
áp dụng BS EN:
BS EN
10079:1992 - Định nghĩa các sản phẩm thép.
Bộ tiêu chuẩn này chủ yếu liệt kê
các tiêu chuẩn tham khảo khi xác định sản phẩm thép theo:
a)
Hình dạng và kích thước.
b)
Ngoại quan và các điều kiện (chất lượng) bề mặt.
Bộ
tiêu chuẩn đơn giản chỉ cung cấp các định nghĩa liên quan đến sản phẩm thép và
các tiết diện điển hình của phôi thép và các dạng bán thành phẩm như thép tấm ,
thép kỹ thuật điện, thép cán dài ...
BS EN 10027-1:1992 Hệ
thống ký hiệu thép. Tên gọi, các ký hiệu cơ bản.
Hệ thống ký hiệu thép dựa trên tên gọi. Phép định danh bao gồm Ký tự
và các chữ số và các định nghĩa hai nhóm chính của thép
Ký hiệu thép dựa vào
công dụng và các chỉ tiêu cơ tính.
Các ký tự thay cho tên
gọi của thép theo bảng sau:
Ký
tự
|
Công
dụng của thép
|
Chỉ
tiêu cơ tính...
|
S
|
Thép kết cấu
(Structural Steel)
|
Độ bền kéo tối thiểu
(Minimum Yield Strength)
|
P
|
Thép dùng cho các ứng
dụng chịu áp
(Pressure Purposes)
|
Minimum Yield
Strength
|
L
|
Thép ống dùng cho hệ
thống đường ống
Cấp nước, dầu khí ...( Line Pipe)
|
Minimum Yield
Strength
|
E
|
Thép kỹ thuật (dùng
trong ngành chế tạo máy)
Engineering
|
Minimum Yield
Strength
|
B
|
Cốt thép xây dựng
Reinforcing Steel
|
Characteristic Yield
Case
|
Y
|
Thép dự ứng lực
Pre-stressing Steel
|
Minimum Yield Case
|
R
|
Thép đường ray
Rails
|
Minimum Yield Case
|
H
|
Thép cán nguội độ bền
cao
High Strength Cold Rolled
|
Minimum Yield Case
|
D
|
Thép tấm cán nguội
Flat Products for Cold Forming
|
C, D hoặc X theo sau
bởi hai chữ số chỉ đặc tính thép
|
T
|
Thép tráng thiếc
Tin mill Products
|
Nominal Yield Case
|
M
|
Thép kỹ thuật điện
Electrical Steel
|
Number = 100 x
specific loss in W/kg, "—"
Number = 100 x nom thick in mm
Letter for type of steel (A,B,E,N,S or P)
|
Ví dụ : S420 ký hiệu thép kết
cấu (S) có độ bền kéo 420MPa(420)
BS EN 10027-2:1992 Hệ
thống ký hiệu thép. Chỉ số thép (Steel numbers)
Là một hệ thống khác định
danh thép bằng hệ thống các chữ số. Chỉ số thép sẽ bắt đầu bằng số 1 theo sau
là dấu chấm và 4 chữ số khác.
Ví dụ thép phân cấp
nhóm 1.8836 và 1.4307. Chỉ số thép sẽ được đăng ký và cấp chứng nhận
bởi Phòng Đăng kiểm Châu Âu (European Registering Office).
Một tổ chức đăng kiểm ủy
quyền (The registering authority) theo công ước VDEh đặ ở Dusseldorf. Các
dãy chữ số nhận dạng theo qui tắc sau
Ghi chú : các chữ số XX
(01-99) được gán theo thứ tự
Ví
dụ:
Thép Carbon
Number = 1.00XX (&
1.90XX )..thép (nói chung - Base Steels)
Number = 1.01XX(&
1.91XX )..Thép chất lượng tốt - Quality Steel (Thương là thép kết cấu
(structural steels) có giới hạn bền Rm < 500MPa )
Number = 1.02XX(&
1.92XX )..Thép kết cấu khác (không cải thiện bền bằng xử lý nhiệt có Rm <
500MPa )
Number = 1.03XX(&
1.93XX )..thép có hàm lượng (trung bình) C< 0,12% hoặc Rm < 400 Mpa
Number = 1.93XX..Thép
có hàm lượng (trung bình) C< 0,12% hoặc Rm < 400 Mpa
Number = 1.04XX(&
1.94XX )..Thép có hàm lượng C >= 0,12% < 0,25% hoặc Rm ≥ 500 Mpa
Number = 1.05XX (&
1.95XX )..Thép có hàm lượng C >= 0,25% < 0,55% hoặc Rm ≥ 500MPa < 700
MPa
Number = 1.06XX(&
1.96XX )..Thép có hàm lượng C > 0,55% hoặc Rm ≥ 700 Mpa
Number = 1.07XX (&
1.97XX )..Thép có hàm lượng P hoặc S cao (tăng tính cắt gọt)
BÀI
TẬP ỨNG DỤNG:
Bài
1:
Em hãy trình bày tiêu chuẩn về khung bản vẽ và khung tên (kích thước?, đường
nét?, kẻ cách các mép giấy?, Khi cần đóng thành tập?...)
Bài
2: Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-2014.
Hãy vẽ
biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng một số sản phẩm của ngành công nghiệp
của Việt Nam, giai đoạn 1995-2014.