CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU BÁN DẪN (VLBD)
2.1
Các quá trình vật lý trong VLBD và
các tính chất của chúng
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về bán dẫn Vùng năng lượng
trong chất rắn
Chất rắn được coi như cấu tạo bởi một tập hợp các nguyên tử. Trong vật
rắn tinh thể các nguyên tử được sắp xếp một cách tuần hoàn trong mạng tinh thể,
để khảo sát vấn đề một cách khái quát ta hãy xét mạng tinh thể gồm những nguyên
tử giống nhau. Khi khoảng cách giữa các nguyên tử lớn, các nguyên tử được coi
là độc lập: không tương tác với nhau. Mỗi nguyên tử có mức năng lượng gián đoạn
cho phép, giống như trong trường hợp chỉ có một nguyên tử đơn độc. Trong số các
mức năng lượng đó có một số mức bị chiếm bởi electron. Ở trạng thái cơ bản
electron chỉ chiếm những mức năng lượng thấp nhất. Khi chỉ có 1 nguyên tử cô
lập ứng với mỗi giá trị lượng tử n chỉ có duy nhất 1 mức năng lượng, 1 quĩ đạo
. Khi khoảng cách giữa các nguyên tử giảm đến một giá trị nào đó, các nguyên tử
có tương tác với nhau thì sự chuyển động của electron không những chịu ảnh
hưởng của hạt nhân nguyên tử của nó mà còn chịu ảnh hưởng của các nguyên tử
khác trong mạng tinh thể. Khi có 2 nguyên tử tương tác với nhau thì sự chuyển
động của hai electron của hai nguyên tử đó chịu ảnh hưởng của cả hai hạt nhân
của hai nguyên tử, để thoả mãn nguyên lý Pauli hai electron phải ở hai trạng
thái khác nhau, do đó mỗi mức năng lượng cũ bây giờ bị tách thành 2 mức năng
lượng. Nếu hệ chứa N nguyên tử thì mỗi mức năng lượng trong nguyên tử cô lập sẽ
tách thành N mức. Các mức này rất sát nhau tạo thành vùng năng lượng cho phép.
Trong 1 cm3 có khoảng 1022 nguyên tử, mỗi mức năng lượng
sẽ tách thành 1 số rất lớn, mà độ rộng của một
vùng năng lượng khoảng một vài eV, do đó khoảng cách giữa các mức nhỏ
trong vùng năng lượng khoảng 10-22eV, có thể nói sự biến thiên năng
lượng trong một vùng năng lượng gần như liên tục. Giữa các vùng năng lượng là
các vùng trống (gọi là vùng cấm) mà trong đó không thể tồn tại bất kỳ trạng
thái nào của electron.
Khi số lượng electron và số nguyên tử tăng lên thì số mức được tách ra
từ 1 mức tăng lên theo, tạo thành vùng năng lượng cho phép. Những electron ở
vòng quĩ đạo ngoài cùng chịu ảnh hưởng tương tác nhiều nhất, do đó có vùng năng
lượng rộng nhất. Đối với electron trong cùng, ảnh hưởng tương tác nhỏ nhất nên
vùng năng lượng hẹp nhất, thậm chí không thể phân biệt với mức năng lượng của
nguyên tử cô lập. (Hình 2.1)
Bề rộng của vùng năng lượng phụ thuộc vào khoảng cách
giữa các nguyên tử tức là phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể.
Số trạng thái trong mỗi vùng lại phụ thuộc vào số lượng nguyên tử tức
là phụ thuộc vào độ lớn nguyên tử.
Những vùng gần nhau có thể phủ lên nhau, nếu khoảng cách
này lớn thì các vùng năng lượng sẽ cách xa nhau và có thể ngăn cách bằng vùng
cấm.
Cấu trúc vùng năng lượng trong VLBD
Các vùng năng lượng trong chất rắn có thể bị chiếm đầy, chiếm một phần
hay bỏ trống. Vùng năng lượng cao nhất bị chiếm bởi electron hóa trị và vùng
cao hơn quyết định tính dẫn điện của chất rắn. Vùng hóa trị chứa nhiều điện tử
bị chiếm đầy và vùng phía trên tiếp ngay sau đó là vùng dẫn. Ở vật liệu dẫn
điện vùng dẫn không được điền đầy. Các electron dễ dàng bị chuyển từ vùng hoá
trị lên mức năng lượng cao hơn trở thành electron tự do và tham gia vào quá
trình dẫn điện.
Ở vật liệu cách điện vùng hóa trị bị chiếm đầy, vùng cấm
có giá trị lớn cỡ vài eV, do vậy các electron khó có khả năng vượt qua vùng cấm
để tham gia dẫn điện.
Ở vật liệu bán dẫn điện cấu trúc vùng năng lượng tương tự như vật liệu
cách điện nhưng vùng cấm hẹp hơn cỡ 0,1eV đến 1 eV. Ở 00K chúng là
chất cách điện. Ở nhiệt độ trong phòng các electron có thể thu được năng lượng
nhiệt đủ lớn để chuyển lên vùng dẫn và tham gia vào quá trình dẫn điện. Điều
khác nhau giữa sự dẫn điện của kim loại và bán dẫn là khi các electron chuyển
lên vùng dẫn thì đồng thời tạo ra ở vùng hóa trị các lỗ trống (Hình 2.2).
Do đó, các electron trong vùng hóa trị có thể chuyển động
đến các lỗ trống để lấp đầy tạo ra sự chuyển động của các lỗ trống đó là dòng
các lỗ trống mang điện tích dương.
Mức thấp nhất trong vùng dẫn ứng với năng lượng của
electron đứng yên hay chính là thế năng của electron, do đó đáy vùng dẫn tương
ứng với thế năng của electron,
tương tự như đỉnh
vùng hoá trị là ứng với thế năng của lỗ trống. Nếu electron ở mức năng lượng
cao hơn WC hoặc nếu lỗ trống ở mức năng lượng thấp hơn WV
thì các electron và lỗ trống này có động năng bằng hiệu giữa các mức năng lượng
của chúng và năng lượng ứng với đáy vùng dẫn hoặc đỉnh vùng hóa trị. (Hình 2.3)
Hình 2.3 Đáy vùng dẫn tương ứng với thế năng của electron
*Phân
loại VLBD
Vật liệu bán dẫn sử dụng trong thực tế có thể chia ra bán
dẫn đơn giản, bán dẫn hợp chất hóa học và bán dẫn phức tạp (bán dẫn gốm). Hiện
tại đã nghiên cứu bán dẫn từ trường và bán dẫn lỏng.
Tất cả có khoảng 10 loại bán dẫn đơn giản
Nguyên tố
|
Thuộc nhóm (bảng tuần hoàn
Menđêlêev)
|
Bo
|
III
|
Silic
|
IV
|
Giecmani
|
IV
|
Phốtpho
|
V
|
Asen
|
V
|
Lưu huỳnh
|
VI
|
Sêlen
|
VI
|
Têlua
|
VI
|
Iốt
|
VII
|
Các chất
giecmani, silic và sêlen có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật hiện đại.
Bán dẫn hợp chất hóa học là hợp chất của
các nguyên tố thuộc các nhóm khác nhau trong
bảng hệ thống
tuần hoàn Menđêlêev
tương ứng với
dạng tổng quát
A IV B IV (SiC) A III B V (InSb,GaAs) và một số chất có
thành phần phức tạp.(Các VLBD liên kết như GaAs, ký hiệu chung AIIIBV,
chỉ sự liên kết của nguyên tố có hoá trị III là Ga với nguyên tố có hóa trị V
là As )
*Cấu
trúc tinh thể của VLBD
Khảo sát 2 VLBD chính là Silic và germani: Tính chất chung trong cấu
tạo nguyên tử của chúng là có 4 electron hóa trị ở trên phân lớp ngoài. Giữa
các nguyên tử Silic (germani) có sự liên kết đồng hóa trị, mỗi nguyên tử liên
kết với 4 nguyên tử xung quanh bằng cách trao đổi electron chung với nhau.
(Hình 3.4)
...