BÀI 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ISO 9000
1.1. Khái quát
1.1.1. Giới thiệu
về hệ thống quản lý chất lượng ISO
Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) được thành lập
từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ. ISO là một hội đoàn toàn cầu của
hơn 150 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (mỗi thành viên của ISO là đại diện
cho mỗi quốc gia của mình)
Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng là thành viên chính thức của ISO từ năm 1977 .
Tổ chức ISO chịu
trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) khuyến nghị áp dụng nhằm thuận
lợi hóa thương mại tòan cầu và bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường cho cộng
đồng.
Hiện nay, ISO với
gần 3000 tổ chức kỹ thuật với hệ thống các Ban Kỹ thuật (TC-Technical
committee); Tiểu ban kỹ thuật (STC); Nhóm công tác (WG) và Nhóm đặc trách có
nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn quốc tế ISO được ban hành
sau khi được thông qua theo nguyên tắc đa số đồng thuận của các thành viên
chính thức của ISO.
Hiện nay ISO đã
soạn thảo và ban hành gần 16.000 tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản
lý, thuật ngữ, phương pháp…
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành nhằm cung cấp các hướng dẫn quản
lý chất lượng và xác định các yếu tố cần thiết của một hệ thống chất lượng để đạt
được sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà một tổ chức cung cấp.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần
đầu tiên vào năm 1987, sau lần soát xét đầu tiên vào năm 1994, bộ tiêu chuẩn
này bao gồm 24 tiêu chuẩn với 3 mô hình đảm bảo chất lượng cơ bản (ISO 9001,
ISO 9002 và ISO 9003) và một số tiêu chuẩn hướng dẫn.
Sau lần soát xét thứ hai
vào năm 2000, bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được hợp nhất và chuyển đổi còn lại 4
tiêu chuẩn chính sau:
ISO
|
Tên gọi
|
ISO
9000:2000
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Cơ sở và từ vựng
|
ISO 9001:2000
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Các yêu cầu
|
ISO
9004:2000
|
Hệ thống quản lý chất lượng
- Hướng dẫn cải tiến
|
ISO
19011: 2002
|
Hướng
dẫn đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
|
1.1.2 Vai trò và
lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng được xác định
trong ISO 9000:2000 như “Hệ thống quản lý
để định hướng và kiểm soát một tổ chức về các vấn đề có liên quan đến chất lượng”.
Định nghĩa này ngụ ý rằng tổ chức phải đề ra được các phuơng hướng và mong muốn
cụ thể, cung cấp một cơ cấu quản lý với trách nhiệm và quyền hạn xác định, với
đủ nguồn lực để tiến hành cung cấp dịch vụ với trọng nguyên tắc “chất lượng sẽ
làm hài lòng khách hàng”.
Áp lực của việc đảm bảo tiến độ cung ứng dịch
vụ theo yêu cầu luật định và thoả thuận, đồng thời mong muốn tránh được các rủi
ro và mất an toàn, giảm thiểu các phiền hà không đáng có đòi hỏi dịch vụ hành
chính công cần phải áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng một cách đẩy đủ và
nghiêm túc.
Có thể nói, một hệ thống chất lượng sẽ được áp
dụng với mong muốn:
-
Đem lại một
cách tiếp cận hệ thống đối với tất cả các quá trình từ thiết kế, triển khai,
triển khai dịch vụ, cho đến giai đoạn cuối cùng của dịch vụ;
-
Phòng ngừa
các sai lỗi ngay từ đầu thay vì trông cậy vào các biện pháp kiểm tra, xem xét của
các bên liên quan;
-
Mọi thủ tục
hành chính đều được minh bạch, rõ ràng để các đối tượng liên quan sử dụng, áp dụng
và kiểm soát;
-
Giảm thiểu
tối đa việc lạm dụng của các đối tượng liên quan, đồng thời nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của công chức theo hướng phục vụ;
-
Cung cấp bằng
chứng khách quan rằng các yêu cầu quy định đối với chất lượng đã được đáp ứng.
- Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp
nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Doanh nghiệp,
- Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra
nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của Doanh nghiệp,
- Giảm chi phí nhờ các quá trình được
hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả,
- Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ
các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân
viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống,
- Các nhân viên được đào tạo tốt hơn,
- Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự
hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi
thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo,
- Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận
các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn,
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận,
công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong
thương mại,
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
·
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất
lượng.
+ Chứng minh khả năng của tổ chức trong việc
cung cấp một cách ổn định các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và các yêu cầu chế định có liên quan
+ Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ
việc áp dụng có hiệu lực và thường xuyên cải tiến hệ thống
ISO 9001:2000 có thể được sử dụng với mục đích
nội bộ của tổ chức, với mục đích chứng nhận hoặc trong tình huống hợp đồng. Khi
áp dụng ISO 9001:2000, tổ chức có thể loại trừ các điều khoản không áp dụng đối
với hoạt động sản xuất/cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến nghĩa vụ thoả mãn khách hàng hay đáp ứng các
yêu cầu chế định. Những ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều 7 của
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và phải được tổ chức chứng minh rằng điều ngoại lệ này
không liên quan đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng tới việc thường
xuyên cải tiến kết quả hoạt động, hiệu quả và hiệu lực của tổ chức sau khi đã
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO 9004:2000 không được
sử dụng cho mục đích chứng nhận của bên thứ ba (Tổ chức Chứng nhận) hoặc cho
các mục đích thoả thuận có tính hợp đồng. Khi được so sánh với ISO 9001:2000,
có thể thấy rằng các mục tiêu đặt ra trong ISO 9004:2000 đã được mở rộng hơn để
bao gồm cả việc đáp ứng mong muốn của tất cả các bên có liên quan đồng thời với
việc quan tâm đến kết quả hoạt động của tổ chức.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được chuyển dịch
thành tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng:
-
TCVN ISO
9000:2000
-
TCVN ISO 9001:2000
-
TCVN ISO
9004:2000
-
TCVN ISO
19011:2003
·
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý
môi trường.
·
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003,
ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
·
ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an
toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
·
ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng
nhận.
·
ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) -
The International Automotive Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy
định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như:
QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều
chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng. Đây không phải là tiêu
chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới.
·
ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ
thể về năng lực và chất lượng Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban
hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia
của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).
1.2. Cách tiếp cận
theo quá trình
1.2.1. Quá trình
là gì?
Tập hợp các hoạt động có liên quan
lẫn nhau hoặc tương tác để chuyển hóa đầu vào thành đầu ra.
Các quá trình trong một tổ chức
thường được hoạch định và được tiến hành dưới các điều kiện được kiểm soát để
gia tăng giá trị như quá trình quản lý công văn đi đến, quá trình giải quyết
công việc hành chính… (xem hình 2-1)
1.2.2. Tiếp cận
theo quá trình là gì?
Trong
lĩnh vực HCNN, việc tiếp cận theo quá trình giúp chúng ta nhận biết các
loại quá trình khác nhau cần thiết trong tổ chức để cung cấp dịch vụ hành chính
nhất quán và tin cậy cho tổ chức và công
dân. (xem hình 2.2).
Đối
với từng quá trình cần xác định:
·
Ai là khách hàng của mình? ( Ai thụ
hưởng đầu ra từ quá trình đó?);
·
Đầu ra chủ yếu của quá trình đó là
gì? (chẳng hạn như thông tin, yêu cầu pháp lý, các chính sách của chính phủ
trung ương hoặc địa phương, năng lượng, các nguồn lực tài chính và nhân lực, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất …).
·
Đầu ra gì được mong đợi? (chẳng hạn
như đầu ra được cung cấp có những đặc tính gì?
·
Cần các hoạt động kiểm soát gì để
kiểm tra xác nhận kết quả của quá trình?
·
Có sự tương tác gì với các quá trình của các cơ quan hành
chính khác? (quá trình thẩm xét giấy phép đầu tư của Sở Kế hoạch Đầu tư và quá
trình phê duyệt giấy phép đầu tư của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh/Thành phố).
Hình 2-2 Ví dụ về các liên kết xuyên qua các đơn vị
trong một tổ chức.
Như vậy, kết quả hoạt động của một tổ chức có thể được cải thiện
khi hiểu rõ và biết ứng dụng theo cách tiếp cận theo quá trình trong hệ thống
quản lý của tổ chức.
Các quá trình được
quản lý như là một hệ thống, đầu ra từ một quá trình này có thể là đầu vào của
quá trình khác, và chúng được liên kết thành một mạng lưới chung. Việc vận hành
mạng lưới các quá trình có sự tương tác lẫn nhau như vậy còn được gọi là sự tiếp cận theo hệ thống để quản lý
(xem hình 2-3).
1.2.3 Các loại quá
trình chung trong một tổ chức
Ghi chú: I – Đầu vào
(Input), O – Đầu ra (Output)
Hình 2-3: Trình tự của
các quá trình và các tác động lẫn nhau của nó.
1.2.4. Lợi ích gì
sẽ mang lại cho tổ chức khi tiếp cận
"theo quá trình"?
Cách tiếp cận "theo quá
trình" giúp tổ chức đạt được các lợi ích như sau:
·
Liên kết và thống nhất các quá trình của mình để tạo ra các kết
quả hoạt động như kế hoạch đã định;
·
Tạo khả năng tập trung sự nổ lực vào tính hiệu lực và hiệu quả
của quá trình;
·
Gia tăng sự tin cậy cho khách hàng và các bên quan tâm khác về
hoạt động nhất quán của tổ chức;
·
Minh bạch hóa các hoạt động tác nghiệp trong tổ chức;
·
Làm giảm chi phí và rút ngắn chu kỳ thực hiện qua việc sử dụng
có hiệu quả và hiệu lực các nguồn lực;
·
Kết quả giải quyết công việc được cải thiện, nhất quán và có
thể đóan trước;
·
Nhận biết các cơ hội cải tiến để đề xuất các hoạt động cải tiến
mang tính tập trung và ưu tiên;
·
Khuyến khích và tạo ra sự cam kết trong người lao động và là
rõ trách nhiệm của họ;
·
Loại bỏ dần các rào cản giữa các đơn vị chức năng trong tổ chức
và thông nhất sự tập trung của họ vào các mục tiêu của tổ chức;
·
Việc quản lý các chổ tương giao của quá trình sẽ được cải tiến
hơn.
1.3. Mối quan hệ
của TCVN và ISO 9000.
Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ
chức này. Việt Nam đã tham gia Hội đồng ISO trong 2 nhiệm kỳ: 1997-1998 và
2001-2002, được bầu vào Hội đồng ISO nhiệm kỳ 2004-2005; hiện tham gia với tư
cách thành viên P (thành viên chính thức) trong 5 ISO/TCs và ISO/SCs, tham gia
với tư cách thành viên O (thành viên quan sát) trong hơn 50 ISO/TCs và ISO/SCs
và là thành viên P của 3 ban chức năng của ISO: DEVCO, COPOLCO và CASCO.
Cho đến nay, có khoảng 1.380 tiêu chuẩn ISO được chấp
nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Các tiêu chuẩn quốc
tế ISO mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, những lợi ích này không chỉ dành cho các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp
lớn mà còn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ví dụ, các tiêu
chuẩn ISO đưa ra các qui định kỹ thuật tân tiến cho các sản phẩm và dịch vụ,
làm tăng hiệu quả của quá trình, những điều này giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
sau khi áp dụng tiêu chuẩn, hội đủ các điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Tóm lại, các tiêu
chuẩn ISO có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội cạnh tranh với các
doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường toàn cầu. Các tiêu chuẩn ISO chính là chìa
khóa để mở cửa cho các cơ hội trong tương lai.
Ø 10 lợi ích chính
mà tiêu chuẩn ISO có thể mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam
1.4. Sự tương
thích với các hệ thống khác
1.4.1. Sự tương thích ISO 9000 và TQM
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM : Total
Quality management) Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất
lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp
hay của tổ chức.
Để áp dụng có kết
quả, khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những
đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng
mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp
với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình.
Theo các chuyên
gia chất lượng của Nhật Bản thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên
xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt
động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng
hoạt động của nhóm chất lượng.
ISO 9000 thúc đẩy
việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yêu tố
xác định về mặt số lượng.
Còn TQM là sự kết
hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến,
hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến. Các chuyên gia
cho rằng giưa ISO 9000 và TQM có thể có 7 điểm khác nhau liệt kê trong bảng dưới
đây:
ISO 9000
|
TQM
|
-
Xuất phát từ yêu cầu của khách hang
-
Giảm khiếu nại của khách hàng
-
Hệ thống nhằm duy trì chất lượng
-
Đáp ứng các yêu cầu của khách hang
-
Không có sản phẩm khuyết tật
-
Làm cái gì
-
Phòng thủ (không để mất những gì đã có
|
-
Sự tự nguyện của nhà sản xuất
-
Tăng cảm tình của khách hang
-
Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng
-
Vượt trên sự mong đợi của khách hàng
-
Tạo ra SP có chất lượng tốt nhất
-
Làm như thế nào
-
Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn)
|
1.4.2. Sự tương thích ISO 9000 và CRM
Quản lý quan hệ
khách hàng (CRM : customer relationship management) quản lý quan hệ khách hàng
là một chiến lược kinh doanh hướng vào việc tìm kiếm, chọn lựa và duy trì quan
hệ với những khách hàng có giá trị nhất.
Đó là sự kết hợp
của cả ba yếu tố con người, quá trình, công nghệ đây cũng là một chiến lược
quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp trong kỷ nguyên thông tin &
tri thức.
Mục tiêu của CRM
là tối đa hoá giá trị của khách hàng thông qua việc xây dựng, phát triển và duy
trì một tổ chức luôn định hướng vào khách hàng và thoả mãn khách
hàng.
Về định hướng,
ISO 9000 và CRM có một điểm chung lớn là “định hướng khách hàng”. Điểm khác nhau
giữa ISO 9000 và CRM là: Hệ thống quản lý theo ISO 9000 đưa ra những quy định,
thủ tục nhằm đảm bảo quy trình đầu ra cho một sản phẩm chất lượng và bắt buộc
Doanh nghiệp phải tuân theo.
1.4.3. Nhược điểm
của ISO 9000 tại Việt Nam
Nhận thức về ISO
9000 của một số lãnh đạo còn hạn chế, chưa thông hiểu về hệ thống quản lý chất
lượng.
Nhiều doanh nghiệp
vẫn chưa hiểu rằng Tiêu chuẩn ISO 9000 liên quan đến quản trị nhằm đảm bảo chất
lượng hoạt động của cả hệ thống, chứ không phải chỉ là những vấn đề kỹ thuật kiểm
tra thuần túy.
Mặt khác do ngôn
ngữ và cách trình bày Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 khi triển khai áp dụng tại Việt
Nam chủ yếu chỉ là Việt hóa chưa hướng dẫn và thông tin được về cách nhận thức
cũng như triển khai trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Đồng thời do cách
trình bày của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 còn quá cô đọng nên rất khó hiểu.
Chi phí đăng ký với
cơ quan chứng nhận ISO 9000 còn khá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Các lớp tập huấn
về ISO 9000 thì hầu như người được cử đi học là các cán bộ KCS, kỹ sư kỹ thuật,
công nghệ … Như vậy, sau khi tập huấn về, dù muốn họ cũng không thể quyết định
việc triển khai áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp hay không.
Trong thực tế, muốn
áp dụng ISO 9000, việc cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có là sự nhất
trí, cam kết thực hiện của lãnh đạo cấp cao nhất. Cho nên, để thành công trong
việc áp dụng ISO 9000 cần thiết phải huấn luyện cho các cán bộ lãnh đạo, Giám Đốc
và các cán bộ quản lý là trước hết.
Hệ thống ISO 9000
quá tổng quát, chính vì sự tổng quát này cũng là thuận lợi (đơn giản, gọn nhẹ,
áp dụng mọi loại hình tổ chức, mọi ngành nghề,..) nhưng lại gây ra sự khó khăn
khi áp dụng, đòi hỏi phải có tư vấn kinh nghiệm.
Đầu tư nhiều thời
gian và công sức để cải tiến việc thực thi áp dụng các thủ tục quy định .
Chưa áp dụng triệt
để tin học vào hệ thống quản lý chất lượng do đó việc khai thác các số liệu bị
hạn chế nên khi thống kê phân tích số liệu còn mất nhiều thời gian và công sức.
Bộ phận quản lý
chất lượng thường hoạt động kiêm nhiệm , điều đó chứng tỏ chưa thấy được tầm
quan trọng của bộ phận này.
Công nhân sản xuất
rất ngại trong việc ghi chép các thông số, chỉ tiêu chất lượng, báo cáo trong
quá trình sản xuất.
Một số còn hoạt động
tách rời so với hệ thống quản lý chất lượng.
Các bộ phận khác
chưa kết nối được với hệ thống quản lý chất lượng.
1.5 Kiểm tra:
Hãy nêu nội dung các nguyên tắc quản lý chất lượng trong hệ thống ISO
9000?Theo Anh/ Chị nguyên tắc nào quan trọng nhất ? Tại sao ?