BÀI 10: SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT CAMERA AN NINH

BÀI 10: SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT CAMERA AN NINH

Thời gian: 16h (LT: 4h; TH/BT: 12h)

IV. Lắp đặt camera giám sát.

Mô hình kết nối hệ thống camera quan sát.

Camera quan sát

1. Sơ đồ hệ thống Camera đơn giản

Hệ thống Camera đơn giản gồm các thành phần sau:

a) Camera: Thu lại hình ảnh, gồm nhiều loại, mẫu mã khác nhau.

b) Adapter: Cung cấp nguồn cho Camera.

c) Chân đế: Gắn Camera vào vị trí cố định.

d) Rắc BNC: Nối Camera với dây cáp (Bayonet Neill Concelman). Thực chất là đầu connector nối dây cáp tín hiệu của truyền hình cáp vào TV.

e) Dây cáp: Truyền tín hiệu, có thể sử dụng cáp RG6 hoặc RG59 tùy theo vị trí, điều kiện về mội trường.

f) Đầu ghi kỹ thuật số: Ghi hình và phát hình ảnh qua TV hoặc internet. Có khả năng ghi hình, phát hình hoặc burn ra đĩa.

g) Các thành phần mở rộng:

- Bàn điều khiển joystick cho đầu ghi, có chức năng điều khiển các camera quay, quét các góc độ khác nhau.

- Hệ thống chống sét: (Nếu cần) Rất quan trong nếu lắp đặt camera tại các công trường lớn và giá trị hệ thống Camera lớn.

- Tài khoản DSN: (Nếu có yêu cầu): Xem qua mạng internet, nếu dùng miễn phí thì không ổn định → nên đăng ký 1 tài khoản DynDsn.org là hợp lý và ổn định.

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT, AN NINH CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CAO CHO CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, GIA ĐÌNH Kết quả hình ảnh cho camera hệ thống server cho doanh nghiệp

2. Lắp đặt camera

a)     Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt camera.

- Phân tích yêu cầu.

- Khảo sát vị trí.

- Lựa chọn thiết bị.

b)     Bước 2: Vẽ bản đồ vị trí lắp đặt.

- Vẽ sơ đồ chi tiết lắp đặt thiết bị.

- Dự trù vật tư.

c)     Bước 3: Lắp đặt.

- Đánh dấu vị trí đặt camera, đầu ghi, sơ đồ đi dây (có hoặc không tùy thuộc vào từng loại camera).

- Gắn giá đỡ camera, đầu ghi.

- Đi dây cáp (có hoặc không tùy từng loại).

d)     Bước 4: Liên kết camera với đầu thu.

- Kết nối Camera với cáp hoặc đầu RJ45.

- Kết nối cáp hoặc đầu RJ45 với đầu thu.

e)     Bước 5: Kết nối đầu thu với máy tính (có hoặc không).

- Kết nối đầu thu với máy tính.

f)      Bước 6: Kiểm tra.

- Kiểm tra kết nối.

- Cấp nguồn cho camera và đầu ghi. (Camera sẽ sáng 2 đèn, đèn đỏ báo cấp điện, đèn xanh báo liên kết cáp hoặc mạng LAN)

g)     Bước 7: Cài đặt driver cho camera.

- Đưa đĩa CD_ROM kèm theo camera vào ổ đĩa quang của máy tính.

- Cài đặt chính xác driver của camera. (Theo hướng dẫn).

- Cài đặt các thông số kỹ thuật của Camera trên phần mềm.

- Thiết lập địa chỉ IP cho camera (nếu có) bằng cách:

o   Cài đặt chương trình bằng wizard: Nháy đúp chuột vào software Utility → chọn installation wizard → next → chọn đường dẫn → next →finish.

o   Thay đổi địa chỉ IP của máy tính cùng lớp địa chỉ IP với Camera.

o   Từ desktop PC nháy đúp chuột vào Installation wizard → dò tìm IP camera → hiển thị IP camera → đánh dấu chọn vào ô cần thay đổi IP → chọn Setup → next → bỏ lựa chọn mục reset IP address at next boot.

o   Nếu search không thấy địa chỉ IP camera, hãy reser cứng camera bằng lỗ nhỏ reset phía sau.

o   Để xem hình ảnh IP camera trong mạng LAN, gõ trực tiếp địa chỉ IP camera.

- Quản lý IP camera.

o   Máy tính được cài IPView SE có địa chỉ IP cùng lớp với địa chỉ IP của camera, do đó phải thực hiện đổi địa chỉ cho IP camera như sau: Chọn camera → chọn change IP → nhập vào các địa chỉ IP cho phù hợp với địa chỉ mạng của máy tính.

o   Để xem tín hiệu video gửi về từ camera chọn Browse → chọn tên camera trong danh sách → chọn add. Có thể tắt/mở cửa sổ bằng nút connect/disconnect.

o   Hiệu chỉnh màu sắc (color setting), xem danh sách ngày giờ các lần mở/tắt camera (Viewlist), chụp lại một khung hình (Snapshot), xoay hình (rotate image)

o   Cũng có thể thiết lập các thông số cho chương trình IPView SE:

+ Camera cofigure: Cấu hình camera để gửi qua net, email.

+ System configure: Cấu hình hệ thống máy tính.

+ Combine: Kết hợp nhiều camera vào 1 cửa sổ.

h)     Bước 8: Test hình ảnh, góc quan sát.

- Test hình ảnh.

- Test góc quan sát.

i)       Bước 9: Hiệu chỉnh (nếu cần)

- Tầm quan sát.

- Góc quan sát.

- Liên kết cáp.

3. Hướng dẫn lắp camera quan sát tại nhà

a)     Bước 1: Chuẩn bị                                                                                                                          

Lắp đặt hệ thống mạng internet để có thể sử dụng dịch vụ xem hình ảnh đã ghi được qua mạng. Sau đó bạn phải lựa chọn tới hệ thống:

- Camera

- Đầu ghi hình kỹ thuật số

- Ổ cứng HDD Seagate

- Bộ nguồn Adapter

- Jack BNC, phụ kiện...

- Dây cáp tín hiệu đồng trục

- Dây nguồn cung cấp điện cho camera

- Chuẩn bị những dụng cụ kỹ thuật hỗ trợ: dao trổ, kìm cắt, băng dính điện,...

b)     Bước 2: Chọn vị trí lắp camera, cách đi dây tối ưu

Đối với camera dạng dome thì nên đặt ở góc và ốp trần nhà bởi camera dạng này có góc quan sát gần 90 độ. Còn nếu là camera dạng thân thì nên đặt ở vị trí ngang tầm di chuyển để có nhìn trực diện

Đối với camera quan sát ban đêm thì bạn nên lắp đặt nơi mà bạn cần quan sát nhất nhất là ban đêm, và ở 1 nơi mà có thể ngụy trang được cho camera của bạn không bị phát hiện để dễ quan sát nhất.

Với camera chống trộm, bạn nên lắp đặt tại nơi giao nhau giữa mái nhà và bức tường bao, ở vị trí này đảm bảo camera vẫn có thể quan sát tốt mà lại chống bị phá hoại.

Thường đầu ghi hình sẽ được đặt ở vị trí trung tâm giữa các camera dựa theo nguyên tắc tối ưu khoảng cách đi dây (với camera analog), đặt ở tầng giữa (đối với hệ thống camera quan sát nhà cao tầng), đặt ở vị trí gần Modem mạng internet (phục vụ việc kết nối Internet xem qua mạng được dễ dàng), gần màn hình theo dõi (hộ gia đình nên đặt tại phòng khách hoặc phòng ngủ - thuận tiện cho việc theo dõi 24/24), phải chú ý đến vấn đề an ninh cho vị trí đặt đầu ghi hình camera, nơi ít di chuyển, nên đặt tại vị trí cố định...

c)     Bước 3: Cài đặt mạng, cấu hình hệ thống, cài đặt phần mềm xem camera lên máy tính, điện thoại, iPhone, iPad, laptop, máy tính bảng...

Cài đặt các thông số kỹ thuật như địa chỉ IP tĩnh, lập tên miền DNS, tên đăng nhập, mật khẩu....

d)     Bước 4: Triển khai thi công lắp đặt

-         Lắp camera vào đúng vị trí nhờ màn hình phụ để điều chỉnh góc quan sát tối ưu nhất.

-         Kết nối từ camera đến đầu ghi hình KTS nhờ dây cáp tín hiệu đồng trục

-         Kết nối đến Adapter nhờ dây nguồn.

-         Kết nối từ đầu ghi hình đến Modem bằng dây mạng.

V. Mô phỏng quá trình thiết kế hệ thống Camera giám sát bằng phần mềm.

Có thể sử dụng các phần mềm miễn phí (hoặc thu phí) để thiết kế hệ thống Camera giám sát như sau:

-         Sau khi cài đặt phần mềm thì biểu tượng của chương trình sẽ tự động hiển thị ngoài màn hình, click vào icon

-         Nếu đây là bản dùng thử miễn phí chúng ta có thể bỏ qua buớc đăng ký bằng cách bấm vào nút “Evaluate

   

Sau khi khởi động thì chương trình sẽ hiển thị như sau:

Giả sử cần thiết kế 1 camera với các thông số như sau:

- Chiều cao để gắn camera quan sát là 4m

- Tầm quan sát tốt đa là 30 mét

- Chiều ngang của vật thể cần quan sát là 12 mét

- Loại camera có cảm biến hình 1/3 inch

Các bước làm sẽ tuần tự như sau:

 

Bước 1.                                                          Bước 2

1.      Chọn độ cao gắn camera quan sát

2.      Chọn khoảng cách quan sát

3.      Chọn chiều ngang vật thể cần quan sát.

4.      Chọn cảm biến hình ảnh.

 

Bước 3                                                            Bước 4

Sau khi nhập thông tin đầy đủ nhìn vào ô “Focal Length (mm) sẽ thấy được tiêu cự ống kính cần phải dùng.

 

Với các yêu cầu như trên thì tiêu cự ống kính phải dùng cho camera này là 11.9mm, tuy nhiên các hãng sản xuất không sản xuất loại ống kính có tiêu cự 11.9mm mà chỉ có tiêu cự 12mm nên ta chọn loại 12mm thì thông tin về chiều ngang vật thể quan sát sẽ thay đổi.

Sau khi chọn xong thì các thông số hiển thị đầy đủ như sau:

-  Tiêu cự của ống kính phải dùng: Trong ô Focal Length

-  Độ nghiêng của camera: Trong ô Camera Tilt

- Tầm nhìn chiều ngang bao phủ của camera quan sát: 11.9m

VI. Các lỗi xảy ra khi lắp đặt, cấu hình camera

1.      Tivi không xem được hình camera? Cách khắc phục

Lỗi tivi không xem được hình camera hay lỗi không xem được camera trên tivi

        - Kiểm tra đầu vào input đã đúng chưa (xem đầu ghi cắm vào input nào thì bật input)

        - Kiểm tra dây nối từ đầu ghi lên tivi có lỏng hay bị rút ra không?

        - Tắt đầu ghi đi bật lại xem trên tivi có chữ gì không?

         - Nếu không được thì liên hệ với nhà cung cấp Camera để được tư vấn cụ thể hơn

2.      Tại sao đầu ghi Camera DVR không thể nhận ổ cứng HDD?

Có thể dây nguồn hoặc cáp dữ liệu kết nối không tốt với HDD. Hoặc fomart lại ổ cứng, hoặc thay nguồn cho đầu ghi.

3.      Lỗi không xem được bằng phần mềm vMEyeSuper.

Trước tiên cần kiểm tra chắc chắn là nhà mạng có reset modem mạng của mình làm mất cấu hình camera trong modem mạng hay không, nếu có thì cài đặt lại cấu hình cho modem mạng là xem được bình thường, lỗi của những dòng camera này làm sẽ khó cho khách hàng tự động cài lại modem mạng làm cho khách hàng không xem được camera qua điện thoại và cách khắc phục là chúng ta nên tải TeamViewer hay UltraViewer và nhờ bên camera cài lại, tại vì bên camera mới biết user và mật khẩu của tên miền xem từ xa của khách hàng mới cài đặt modem mạng được cho khách hàng xem camera từ xa được.

 Nếu modem mạng vẫn bình thường thì lỗi này trên IPHONE cũng kiểm tra phần cho phép ứng dụng chạy khi sử dụng dữ liệu 3G như hướng dẫn ở trên, tuy nhiên nếu vẫn không được thì quý khách phải kiểm tra trong cài đặt phần mềm có bị chặn khi xem bằng dữ liệu 3G không. Mở phần mềm vMEyeSuper lên bấm vào biểu tượng bánh răng cài đặt =>ở dòng thông báo Work in WIFI netword: OFF: enable both 3G/WIFI.

4.      Camera quan sát bị nhiễu hình hoặc mất tín hiệu

Lỗi camera không lên hình hoặc bị nhiễu là lỗi hay xảy ra nhất trong quá trình sử dụng. Lỗi này với những biểu hiện như: màn hình bị đen, không lên hình, chập chờn, hình ảnh lúc có lúc không…

Nguyên nhân:

-         Sự cố về nguồn nuôi cho camera, chết nguồn, nguồn yếu… các vấn đề liên quan đến cục nguồn. Các vấn đề liên quan đến dây tín hiệu: dây bị đứt do chuột cắn, gãy dây hoặc dây bị chèn làm nó không truyền tín hiệu từ camera đến đầu ghi hình hoặc thiết bị hiển thị.

-         Các đầu nối tiếp xúc như jack BNC hoặc jack AV, đầu dây HDMI… giữa dây truyền dẫn hoặc thiết bị truyền dẫn và dây tín hiệu từ camera kém có thể làm hình ảnh tín hiệu chập chờn.

-         Các thiết bị xử lý hoặc lỗi thiết bị phần cứng.

Cách khắc phục:

-         Kiểm tra nguồn điện của camera đã được cắm chưa.

-         Kiểm tra vệ sinh các đầu jack BNC, nếu vẫn không khắc phục được thì nên thay đầu jack mới.

-         Kiểm tra đường dây có bị đứt khúc chỗ nào hay không? Thay dây mới nếu cần thiết.

-         Test các mắt camera còn hoạt động ổn không.

Nếu tất cả các vấn đề trên đều được xử lý tốt nhưng camera vẫn không có tín hiệu thì lỗi sẽ nằm trên thiết bị camera hay thiết bị hiển thị như đầu ghi, tivi… Khi đó cần kiểm tra lại các cổng của thiết bị hiển thị nếu không được bạn cần mang đến trung tâm sửa chữa camera để được bảo hành hoặc sửa chữa.

5.      Lỗi không xem được camera qua điện thoại / không xem được camera trên máy tính

Nguyên nhân:

-         Không có mạng từ modem

-         Mất kết nối mạng từ modem đến đầu ghi hình camera: do hỏng dây kết nối từ modem đến đầu ghi camera, hoặc do 2 đầu tiếp xúc của dây mạng không tốt, cũng có thể do chuột cắn đứt dây.

-         Mất thông tin đã cài đặt cho modem: trong quá trình sử dụng khi mạng internet bị lỗi, nhà cung cấp gọi thợ đến sửa. Họ sẽ reset, cài đặt lại modem hoặc hệ thống phát wifi. Việc thay đổi cấu hình cài đặt này sẽ làm khiến cấu hình đầu ghi hình modem và mạng không trùng khớp dẫn đến việc camera không xem được.

-         Do thay đổi gói dịch vụ internet từ cáp đồng sang cáp quang, hoặc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ mạng.

-         Lỗi do thuê bao xem camera qua mạng từ xa hết hạn

-         Lỗi do điện thoại hoặc các thiết bị cầm tay khác: bị thông tin cài đặt camera trước đó. Hoặc do khách hàng sơ ý đã xóa phần mềm xem camera

Cách khắc phục:

-         Yêu cầu bên cung cấp dịch vụ mạng như VNPT, FPT, Viettel kiểm tra lại đường mạng cung cấp.

-         Khách hàng cần kẹp lại 2 đầu kẹp RJ45 hoặc thay dây mới.

-         Khách hàng cần đăng nhập vào modem và kiểm tra thông tin trong mục DMZ và DDNS để cài đặt lại thông tin cho trùng khớp; hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ camera để được hỗ trợ cài đặt lại.

-         Liên hệ với đơn vị lắp đặt camera để tiến hành gia hạn và thanh toán.

-         Khách hàng cần tải lại phần mềm, cài đặt lại thông tin camera trên thiết bị của mình dựa theo những thông tin mà đơn vị cung cấp dịch vụ camera đã bàn giao trước đó.

6.      Cách sửa lỗi camera bị mờ / camera quan sát bị mất màu

Nguyên nhân:

-         Do ống kính bụi, hơi nước. Đây là trường hợp hay xảy ra nhất trong các khả năng camera bị mờ, do camera sử dụng lâu ngày dẫn đến bụi bẩn, hơi nước bám vào ống kính trong và ngoài.

-         Do cảm biến kém chất lượng: chất lượng hình ảnh đi xuống sau khoảng 5, 6 tháng sử dụng. Nguyên nhân là do sử dụng camera chất lượng kém (camera Trung Quốc OEM).

-         Do dây tín hiệu kém chất lượng: thông thường dây tín hiệu camera chạy bằng dây đồng trục (dây ăng-ten TV đối với camera analog, dây mạng chuẩn nếu dùng camera ip). Việc sử dụng dây mạng kém chất lượng là 1 nguyên nhân làm cho camera bị mờ.

-         Do camera và đầu ghi hình khác công nghệ với nhau: việc sử dụng camera và đầu ghi không tương thích về công nghệ sẽ khiến camera bị mờ hoặc mất màu.

-         Camera bị mờ do đầu jack nối bị move.

-         Camera bị mờ do chân cắm của đầu ghi hình bị lỗi.

Cách khắc phục:

Dùng khăn mềm để tránh lau ống kinh để tránh bị xước. Nếu bên trong mắt kính của ống kính bẩn chúng ta vặn tháo lắp kính chắn ngoài ra để lau. Trường hợp camera vẫn còn bảo hành thì báo cho nhân viên bảo hành đến khắc phục.

Nếu bị hiện tượng như này hãy vệ sinh, tháo và hoán đổi vị trí với một camera khác. Nếu vẫn bị mờ thì hãy mang camera đi bảo hành hoặc thay camera mới.

Nên sử dụng dây đồng trục lõi đồng, bọc dầu bên ngoài để cho tín hiệu hình ảnh đẹp nhất. Với camera ip nên dùng dây mạng của Vinacable… Nếu đã sử dụng dây mạng, dây điện thoại làm tín hiệu camera thì dùng thêm bộ khuếch đại tín hiệu 2 đầu sẽ khắc phục được vấn đề này.

Sử dụng đúng camera đúng công nghệ để tránh việc camera bị mờ, mất hoặc và ảnh hưởng đến độ bền của camera sau này.

Nối lại Jack, thử lại bằng dây. Test trước khi lắp vào dây dùng cố định.

Cắm camera vào chân cắm khác là được.

5.      Camera bị lỗi hồng ngoại

Biểu hiện: Camera giám sát không thể quan sát được ban đêm, trong khi ban ngày, nó vẫn hoạt động hết sức bình thường.

Nguyên nhân:

Hồng ngoại camera hỏng do nguồn điện không đảm bảo tốt nhất cho hoạt động của camera, bóng đèn lâu ngày và bị cháy.

Cách khắc phục:

Nếu camera bị hỏng hồng ngoại do nguồn thì đơn vị sửa hồng ngoại camera sẽ thay thế nguồn mới.

Nếu nguyên nhân do đèn quá cũ thì việc cần làm là thay toàn bộ đèn hồng ngoại để đảm bảo camera có thể quan sát được ban đêm.

6.      Đầu ghi hình camera bị lỗi hình ảnh không hiển thị

Các hiện tượng mà người dùng thấy được: đầu ghi bị treo logo, không làm các hệ thống có thể hiển thị lên hình, các kênh camera không hiển thi đủ, dữ liệu không thể lưu lại được, mạng bị treo không kết nối…

Nguyên nhân:

Nguồn đầu ghi yếu hoặc hỏng, nguồn không ổn định.

Các đầu jack kết nối tín hiệu từ camera quan sát đến đầu ghi hình chưa chắc chắn, bị dính đây và bị lỗi…

Các lỗi tại jack cắm ổ cứng hoặc trực tiếp trên ổ cứng làm ảnh hưởng tới hoạt động của đầu ghi.

Trong quá trình sử dụng người dùng để bụi vào quá nhiều, hoặc bị ẩm thấp, hoặc đầu ghi đã quá tuổi sử dụng, đặt đầu ghi tại nơi có nhiệt độ quá nóng…

Các sự cố liên quan đến đường mạng internet, lỗi do các HUB chia cổng hay ROUTER mạng hoặc chính bộ phận mạng trên đầu ghi hình làm ảnh hưởng đến việc quan sát hệ thống qua đường Internet hay mạng nội bộ.

Lỗi do kỹ thuật, các vấn đề về việc cài đặt hệ thống và trong quá trình sử dụng, khách hàng thao tác trên thiết bị, hoặc firmware bị lỗi dẫn đến không thể truy cập hệ thống.

Cách khắc phục:

Kiểm tra nguồn, kiểm tra phần cài đặt hệ thống, đảm bảo nguồn cấp cho đầu ghi dùng ổn định và đúng thông số ban đầu.

Kiểm tra lại các jack kết nối đến đầu ghi hình, cách cài đặt thiết bị đã đúng chưa và các kết nối từ đầu ghi đến thiết bị hiển thị.

Xem xét sự tương thích của ổ cứng với đầu ghi hình hiện đang sử dụng xem có thông không. Cũng có 1 số đầu ghi bắt buộc phải format ổ cứng trong lần sử dụng đầu tiên mới có thể lưu trữ được và chắc chắn các kết nối của ổ cứng với thiết bị.

Đặt thiết bị ghi hình tại 1 nơi thông thoáng, không ẩm ướt, sạch sẽ và ít bụi và ít chịu ảnh hưởng từ môi trường hoặc từ trường bởi các thiết bị khác gây nên.

7.      Lỗi không xem được camera qua mạng internet (qua wifi / 3g)

Nguyên nhân:

-         Nhập sai địa chỉ web. Nhập sai Port. Port đầu ghi chưa được mở. Nhập sai “Tên đăng nhập” hoặc “Mật khẩu”.

-         Dây cáp mạng bị đứt.

-         Tên miền hoặc hosting bị thu hồi do hết hạn.

-         Địa chỉ IP của đầu ghi khác với địa chỉ lớp mạng của modem.

-         Modem hỏng đem sửa hoặc bị reset nhưng chưa cài đặt các thông tin để xem qua mạng.

Cách khắc phục:

Kiểm tra xem nhập đúng địa chỉ web chưa? Port, tên đăng nhập, mật khẩu đã đúng chưa?

Kiểm tra Host/Tên miền bị thu hồi hay chưa.

Kiểm tra xem Modem có bị hỏng hay bị reset hay không? Nếu có thì cài lại thông tin.

8.      Camera không lên hình

Nguyên nhân:

-         Camera bị hỏng

-         Do cáp kết nối giữa các thành phần trong hệ thống có thể bị hỏng

-         Đầu kết nối bị móp méo hoen gỉ.

-         Nguồn của camera bị hỏng

-         Dây dẫn bị đứt

-         Hay lỗi do nhà sản xuất

-         Camera khong len hinh

Cách khắc phục:

Xem jack kết nối, dây nguồn nếu có bụi bẩn hay hoen gỉ thì lau hoặc thay thế

Xem nguồn của camera xem có chết hay hỏng hóc gì không nếu tất cả đều bình thường thì rất có thể là lỗi do camera.

Camera hỏng hóc do quá cũ có thể sửa chữa hoặc phải thay mới tùy trường hợp.

9.      Tín hiệu từ camera bị nhiễu hoặc hay chập chờn

Nguyên nhân:

-         Do jack tín hiệu sử dụng đã lâu.

-         Dây truyền tín hiệu camera gần nguồn điện 3 pha làm cho tín hiệu của camera truyền đi bị nhiễu.

-         Dây tín hiệu có thể bị chập lõi đồng và lớp dây kim loại bên ngoài

-         Nguồn DC bị yếu.

Cách khắc phục:

-         Thay thế jack tín hiệu mới.

-         Thay thế hoặc đấu nối lại dây tín hiệu đúng kỹ thuật.

-         Đặt dây tín hiệu ra xa các nguồn có thể làm nhiễu tín hiệu.

-         Đo cường độ dòng điện, hãy chắc chắc rằng nguồn DC bạn dùng là chính hãng.

Ngày:26/02/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM