BÀI 1: CÁC QUY TẮC ÁP DỤNG
TRONG LẮP ĐẶT VÀ BẢO TRÌ ĐIỆN
1.1.
Các quy tắc để thực hành lắp đặt
điện an toàn và trang thiết bị
-
Các dây
dẫn và cáp đặt trong các gian ẩm ướt (xí, tắm...) càng ngắn càng tốt. Các dây
dẫn nên đặt ở bên ngoài các gian này và đèn chiếu sáng nên đặt gần dây dẫn
ở trên tường.
-
Dây dẫn
và cáp đặt theo bề mặt kết cấu thường xuyên bị nung nóng (đường dẫn khói, đường
dẫn khí lò, v.v.) không cho phép đặt kín. Khi đặt hở trên bề mặt đường dẫn
khói, đường dẫn khí lò, v.v. thì nhiệt độ của không khí xung quanh dây dẫn
không được vượt quá 350C.
-
Các dây
dẫn và cáp đặt trong tường hoặc trong cấu trúc phải có 1 đoạn dự phòng ít nhất
là 50mm ở cạnh những chỗ nối trong các hộp phân nhánh và ở cạnh chỗ nối với các
đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm.
-
Cố định
dây dẫn và cáp vào các kết cấu công trình thường dùng súng chuyên dùng để thi công
hoặc dùng các biện pháp khác thích hợp. Các đinh phải được lựa chọn và cố định
lên các mặt đỡ theo đúng tài liệu hướng dẫn.
Ở những đoạn thẳng của tuyến dây, các vòng kẹp dùng để cố định dây dẫn,
cáp và ống được đặt trực tiếp trên bề mặt đó phải cách đều nhau.
-
Trên
các mặt đoạn thẳng và các chỗ vòng, các vòng kẹp phải đặt thẳng góc với đường
tim đặt dây dẫn. Các vòng kẹp bằng kim
loại dùng để cố định dây dẫn, cáp và ống thép đều phải mạ kẽm hoặc sơn chống
gỉ. Cáp đặt trên giá đỡ cáp nếu cáp võng quá mức cho phép thì phải đặt máng
cáp.
-
Dây dẫn
và cáp đặt trong các cấu kiện đúc sẵn thành tấm lớn và các khối lớn của các
công trình, các ống để luồn dây, các hốc để đặt công tắc, ổ cắm, các hộp điện
phải phù hợp với bản vẽ thiết kế các cấu kiện đó.
-
Chỗ nối
và phân nhánh các dây dẫn và cáp không được chịu các ứng suất cơ học. Chỗ nối
và phân nhánh ruột cáp và dây dẫn phải được cách điện và cách nhiệt tương đương
với những chỗ khác của cáp.
-
Nối rẽ
nhánh và nối dây điện và cáp trong các ống phi kim loại và ống cứng phải thực
hiện ở các hộp nối, hộp rẽ nhánh.
-
Ở chỗ
dây dẫn chui ra khỏi hộp, máng, ống cứng và ống lồng mềm bằng kim loại đều phải
được bảo vệ để tránh hư hỏng. Ở những chỗ dây dẫn giao chéo với các mối nối co
dãn phải có vật bù trừ co dãn.
-
Các
loại dây dẫn và cáp chuyên dùng, cũng như các loại dây dẫn khác yêu cầu phải
treo thì được treo vào dây thép cứng
hoặc dây thép bện mạ kẽm phù hợp với yêu cầu của thiết kế về độ võng, tải trọng
gió và trọng lượng của cáp treo vào.
-
Không
cho phép đặt trực tiếp dây dẫn điện áp
đến 1kV trên cột đèn, các ống khói, tháp nước, cũng như ở những gian dễ nổ. Nếu
bắt buộc phải lắp đặt ở những vị trí trên thì phải sử dụng loại cáp có vỏ bảo
vệ bằng kim loại hoặc luồn trong ống kim loại được nối đất.
-
Bán
kính uốn của dây dẫn và cáp một ruột cách điện loại không có bảo vệ ít nhất
phải bằng 3 lần đường kính ngoài của dây dẫn. Bán kính uốn của các loại dây dẫn
khác theo quy định của nhà chế tạo.
1.2.
Quy ước an toàn quốc tế cho các trang thiết bị điện
Cấu trúc ý nghĩa của IP:
IP và 2 chữ số phía sau IPXY
*Ý nghĩa số thứ nhất X: mức độ chống bụi từ 1 đến 6
1. Cho biết để ngăn chặn sự xâm
nhập của các vật thể rắn lớn hơn 50mm. Bảo vệ từ đối tượng (chẳng
hạn như bàn tay) chạm vào các bộ phận đèn do ngẫu nhiên. Ngăn chặn các vật có
kích thước (có đường kính) lớn hơn 50mm.
2. Cho biết có thể ngăn chặn
cuộc xâm nhập của các đối tượng có kích thước trung bình lớn hơn
12mm. Ngăn chặn sự xâm nhập của ngón tay và các đối tượng khác với kích
thước trung bình (đường kính lớn hơn 12mm, chiều dài lớn hơn 80mm).
3. Cho biết để ngăn chặn cuộc
xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn 2.5mm. Ngăn chặn các đối tượng (như
công cụ, các loại dây hoặc tương tự) có đường kính hoặc độ dày lớn hơn 2,5 mm
để chạm vào các bộ phận bên trong của đèn.
4. Cho biết để ngăn chặn sự xâm
nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm. Ngăn chặn các đối tượng (công cụ, dây
hoặc tương tự) với đường kính hoặc độ dày lớn hơn 1.0mm chạm vào bên trong của
đèn.
5. Chỉ ra bảo vệ bụi. Ngăn chặn sự xâm nhập hoàn toàn
của vật rắn, nó không thể ngăn chặn sự xâm nhập bụi hoàn toàn, nhưng bụi xâm
nhập không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
-
Chỉ ra
bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi hoàn
toàn.
*Ý nghĩa số thứ hai Y: mức độ chống nước từ 0 đến 8
-
Cho
biết không có bảo vệ.
-
Chỉ
ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt. Nước giọt thẳng đứng (như mưa,
không kèm theo gió) không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
-
Chỉ
ngăn chặn được sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ. Hoặc khi thiết bị được
nghiêng 15 độ, nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không gây ra tác hại nào.
-
Cho
biết có thể ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể chịu
được các tia nước, vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ (Cụ thể như mưa kèm
theo gió mạnh)
-
Cho
biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng.
-
Cho
biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các hướng.
-
Cho
biết có thể chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp
trên boong tàu, và có thể chịu được những con sóng lớn.
-
Cho
biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước nhỏ.
-
Cho
biết thiết bị có thể hoạt động bình thường khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp suất
nước nhất định nào đó, và đảm bảo rằng không có hại do nước gây ra.
Ví dụ IP54 gồm: IP và 2 chữ số. Chữ số thứ nhất (5) nói lên độ bảo vệ chống
bụi thâm nhập, chữ số thứ 2 (4) nói lên độ bảo vệ chống sự thâm nhập từ nước.
a.
Sử dụng
các trang thiết bị điện trong các vùng nguy hiểm
Trong kỹ thuật điện, một
vị trí nguy hiểm (đôi khi viết tắt HAZLOC) được định nghĩa là một nơi mà nồng
độ của các chất khí dễ cháy, hơi, hoặc bụi xảy ra. Thiết bị điện phải được lắp
đặt tại các địa điểm như vậy nên được thiết kế đặc biệt và được kiểm tra để đảm
bảo nó không bắt đầu một vụ nổ, do phóng điện hồ quang tiếp xúc hoặc nhiệt độ
bề mặt cao của thiết bị.
Sự ra đời của các
thiết bị điện cho tín hiệu hoặc thắp sáng trong các mỏ than đã được đi kèm bởi
các vụ nổ bằng điện, khởi xướng của khí và bụi dễ cháy. Tiêu chuẩn kỹ thuật đã
được phát triển để xác định các tính năng của các thiết bị điện có thể ngăn
ngừa bắt đầu điện của vụ nổ. Một số phương pháp vật lý của bảo vệ được sử dụng.
Máy móc có thể được thiết kế để ngăn chặn xâm nhập của khí, bụi dễ cháy vào bên
trong. Các thiết bị điện có thể được thiết kế để không thể tạo ra một tia lửa đủ mạnh để đốt
cháy một loại khí độc hại quy định.
Để
đảm bảo an toàn trong một tình huống cụ thể, thiết bị được đặt vào loại mức độ
bảo vệ theo phương pháp sản xuất và phù hợp cho các tình huống khác nhau.
*Lắp đặt dây dẫn và cáp trong gian dễ cháy, dễ nổ
-
Khi đặt
dây dẫn và cáp ở các thiết bị dễ nổ, phải luồn dây trong ống thép và tuân theo
các yêu cầu riêng: Chỗ nối ống phải có ít nhất 5 đường ren nguyên vẹn, chỗ nối
chèn bằng sợi gai tẩm dầu sơn pha bột chì, cấm không được hàn. Các hộp phân
nhánh ở các gian cháy nổ phải là kiểu chống nổ, còn ở các gian khác có thể dùng
kiểu chống bụi.
-
Trên
đường ống luồn dây, phải có chỗ xả nước đọng khi luồn dây dẫn đặt trong ống vào
vỏ động cơ, khí cụ, đồng hồ, vào các bộ phận để nối dây và đưa dây dẫn ra ngoài
gian dễ nổ, hoặc đưa dây dẫn từ gian dễ nổ này sang gian dễ nổ khác đều phải
luồn trong ống. Khi đó các ống phải được chèn kín từng đoạn.
-
Cấm lợi
dụng các bộ phận nối cầu được chèn kín để đấu nối hoặc rẽ nhánh dây dẫn. Cao su
và những vật liệu khác dùng để chèn kín, hoặc để cách điện không được để tiếp
xúc với những chất lỏng có thể làm hỏng chúng. Chỗ nối ống phải được thử chịu
áp lực: 2,5at đối với các gian cấp B-I, 0,5at đối với các gian cấp B-Ia, B-II,
B-Ila. Sau
3 phút, áp lực thử không được giảm quá 50%.
-
Chỗ đường ống xuyên qua tường phải chèn chặt
bằng vật liệu không cháy. Khi đặt dây ngầm ở các gian dễ cháy việc nối dây dẫn
không có hộp đấu dây, yêu cầu phải nối qua hộp chuyển tiếp đặt chìm trong
tường. Khi đặt các bộ dẫn điện trần bằng đồng hoặc nhôm trong các gian dễ nổ và
các gian dễ cháy thuộc mọi cấp, phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Chỗ nối thanh dẫn không cần tháo rời thì phải
hàn;
-
Những chỗ nối thanh cái vào thiết bị điện
bằng bu lông phải nối chắc chắn và phải có biện pháp thích hợp để chống đai ốc
tự tháo; Thanh dẫn phải có hộp bảo vệ,
có lỗ khoan thông gió đường kính không quá 6mm;
Trong các gian dễ nổ, hộp bảo vệ phải làm bằng kim loại và chỉ được tháo
mở bằng khóa;
-
Trong
các gian dễ cháy cấp n-I, n-II thì các hộp bảo vệ phải thuộc loại chống bụi.
Hộp nối và phân nhánh đặt ở các nhà dễ cháy phải là loại chống bụi làm bằng
thép hoặc loại vật liệu bền chắc, kích thước thích hợp để việc nối dây được
chắc chắn và dễ thấy, nếu hộp làm bằng thép thì ở trong phải có lớp lót cách
điện, nếu hộp làm bằng nhựa (chất dẻo)
thì phải là loại nhựa không cháy.