BÀI 2: CÁC TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU
ĐƯỢC DÙNG TRONG BẢO TRÌ VÀ LẮP ĐẶT ĐIỆN
2.1 Xác định các mạng dây điện dựa vào đặc tính của chúng
2.1.1.Mạng điện chiếu sáng
I. Khái niệm về chiếu sáng
1. Chiếu sáng dân dụng
- Chiếu sáng sinh hoạt
- Chiếu sáng công cộng
2. Chiếu sáng công nghệp
- Chiếu sáng sản xuất
- Chiếu sáng bảo vệ
II. Các loại đèn chiếu sáng
1.
Đèn sợi đốt:
Đèn
Sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc, hay là đèn nung sáng, do ThomasEdison phát minh
năm 1879
a.
Cấu tạo: Có cấu tạo đơn giản
- Bóng
làm bằng thủy tinh, bên trong hút hết không khí và cho vào một ít khí trơ để
chống bay hơi kim loại(dây tóc)
- Dây
tóc: Khi mới phát minh được làm bằng than rất mau hỏng . Hiện nay được làm bằng
Wonfram có điện trở lớn và độ nóng chảy cao
b. Nguyên lý hoạt động:
Làm
việc theo nguyên lý dòng điện đốt nóng điện trở dây tóc đến nhiệt độ cao và
phát sáng
c. Đặc
điểm
- Bật
sáng tức thời
- Phát
sáng liên tục, ánh sáng thật, chất lượng cao
- Mắc
trực tiếp vào lưới điện, đơn giản, dể sử dụng, dể sửa chữa
- Giá
thành thấp
- Được
sử dụng đèn có công suất nhỏ, ít hoạt động
- Hiệu
suất phát sáng thấp khoảng 10-20 lm/w, tốn điện, tuổi thọ khoảng 1000 giờ
d. Sử
dụng và sửa chữa
- Mắc
trực tiếp vào lưới điện đúng điện áp định mức
- Bóng
đèn thường cháy dây tóc, ta phải thay thế
2.
Đèn huỳnh quang
Dựa
trên biến đổi bức xạ tử ngoại thành bức xạ ánh sáng nhìn thấy được, được đưa
vào sử dụng từ năm 1934
a. Cấu
tạo:
- Tắc
te ( chuột) dùng khởi động đèn, gồm 1 thanh lưởng kim, có tụ mắc song song để
chống nhiểu
- Chấn
lưu: ( tăng phô) là 1 cuộn điện kháng có vai trò như một điện trở, để sụt áp
sau khi khởi động. Đồng thời ổn định dòng điện làm việc và tạo điện áp khởi
động.
- Bóng
đèn là một ống thủy tinh bên trong được hút hểt không khí và
chứa ít khí hiếm, đựợc phủ một lớp bột huỳnh quang
- Tim
đèn( dây tóc): làm bằng wonfram nhiệm vụ nung 2 cực của đèn để dể dàng bức phá
điện tử khi khởi động
a.
Nguyên lý hoạt động:
Khi
cấp điện cho đèn thì điện áp đặt vào stắc te lớn bằng điện nguồn nên stắcte
phóng điện, dây tóc bóng đèn nóng lên để chuẩn bị bức phá điện tử.
Dây tóc nóng lên nên điện áp điện áp chủ yếu rơi trên dây tóc và chấn lưu vì
vậy điện rơi trên tắc te nhỏ nên tắcte ngắt. Dòng điện mất đột ngột nên chấn
lưu tạo ra một điện áp lớn cộng với điện áp nguồn, điện tử sẽ phóng từ đầu này
đến đầu kia của bóng đèn làm cho đèn sáng lên. Khi đèn làm việc xong và làm
việc bình thường thì điện áp rơi trên bóng đèn chỉ còn khoảng 70v
c. Đặc điểm:
- Hiệu suất phat quang khá cao khoảng
40-90lm/w
- Tuổi thọ dài hơn đèn sợi đốt
- Được sử dụng nhiều trong chiếu sáng dân
dụng
- Cấu tạo nhiều bộ phận, dể hỏng vặt
- Giá thành cao
- Hệ số CosØ thấp
- Bật không sáng ngay
- Hệ số chỉ thị màu thấp
d. Sử dụng và sửa chữa:
L N
- Dây pha bắt vào cầu chì, công tắc, chấn lưu
- Dùng đúng điện áp, nếu điện áp thấp đèn sẽ
không khởi động được
- Nếu cấp nguồn mà thấy đèn không sáng và
không có hiện tượng gì, thì ta chú ý đến tiếp xúc của đèn ở đui đèn, chuột
- Nếu hai đầu bóng đèn đỏ lừ mà đèn không
khởi động được thì ta ngắt bỏ tụ ở trong chuột hoặc thay chuột mới
- Chú ý nếu hai đầu bóng đèn bị cháy đen thì
ta phải kiểm tra chấn lưu có bị chập hay không. Nếu chập mà ta thay bóng vào
thì bóng đèn sẽ bị cháy ngay lập tức
- Chấn lưu có điện trở khoảng 40-60Ω
3. Đèn thủy ngân cao áp
Đèn thủy ngân cao áp được sử dụng rộng rải trong
chiếu sáng đường phố vào những năm 1960 và đưa vào sử dụng chiếu sáng nội thất
năm 1966
a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Gồm ống thủy tinh ngoài và ống phóng điện
bên trong. Sự phóng điện trong ống thạch anh có hơi thủy ngân ở áp suất cao từ
1-10at tạo ra ánh sáng trắng
- Ngoài ra mặt trong của ống thủy tinh có
phủ một lớp bột huỳnh quang để biến các bức xạ tử ngoại thành bức
xạ ánh sáng
b. Đặc điểm:
- Hiệu suất phát quang 40-60lm/w
- Chỉ số thể hiện màu trung bình
- Trước đây được sử dụng nhiều nhưng do độc
hại khi vở, xuống cấp nhanh, hiệu suất phát quang thấp hơn đèn sodium nên ngày
nay đèn sodium thay thế dần
4. Đèn compact:
- Cũng là một loại đèn huỳnh quang nhỏ gọn
với chất lượng bột huỳnh quang mịn và tốt hơn, cho phép đường kính ống nhỏ và
ngắn hơn
- Chấn lưu được tích hợp vào đui đèn rất
tiện lợi
- Tiết kiệm điện năng tuổi thọ cao, khoảng
50lm/w, 7000 giờ
5. Đèn natri (sodium) thấp áp
- Cấu tạo là 1 ống thủy tinh chứa natri( khi
nguội có dạng hạt) với áp suất thấp 4*10-3mHg trong môi trường có
khí neon. Khi đèn được mồi sau vài phút, natri bốc hơi phát ra ánh sáng màu
vàng da cam, hiêu suất phát quang cao dạt đến190lm/w đứng đầu các nguồn sáng
điện
- Chỉ số chỉ hiện màu xấu
- Tuổi thọ khoảng 8000 giờ
- Ánh sáng màu da cam được sử dụng nhiều ở
các nước xứ lạnh nhiều sương mù, chiếu sáng xa lộ, chiếu sáng đường phố
6. Đèn halogien kim loại
- Là loại đèn phóng điện trong hơi thủy ngân
và halogien cao áp
- Ánh sáng giống ánh sáng ban ngày
- Hiệu suất phát quang đến 90lm/w
- Hệ số thể hiện màu tương đối tốt
- Tuổi thọ 4000 giờ
- Được sử dụng những nơi đòi hỏi chiếu sáng
chất lượng cao như sân thể thao…
IV. Lắp đặt chiếu sáng dân dụng
1. Khái niệm: Là lắp đăt chiếu
sáng sinh hoạt và làm việc cho nhà ở và cơ quan công sở.
2. Lắp đặt chiếu sáng đi nổi
Lắp đặt mạch
điện nội thất phương án đi nổi
#Lăp đặt mạch điện nội thất bằng
nẹp vuông
Bước1:
Chọn phương án đi dây
- Chọn vị trí đạt thiết bị
Chọn vị trí đặt bảng điện
Chọn đường dây đi
Bước2:
Đóng thân nẹp vào tường theo đường đi dây đã chọn (chú ý: thẳng, góc tường góc
rẽ
Bước3:
Đo dây cắt dây, đưa dây vào nẹp, và đậy nắp
Bước4:
Lắp thiết bị
Bước5: Lắp thiết bị bảo vệ, điều khiển lên bảng và tiến hành đấu nối
Bước6:
Đo kiểm tra không điện, cho vận hành chạy thử
# Lắp đặt mạch điện nội thất bằng
ống tròn
Bước1: Chọn phương án đi dây
- Chọn vị trí đặt bảng điện
- Chọn nơi đặt thiết bị
- Chọn đường đi dây
Bước2: Tính toán và đi dây vào ống ( theo từng đoạn) và đóng ống vào tường
Bước3: Lắp đặt thiết bị và bảng điện
Bước4: Đo kiểm tra và đóng điện
3. Lắp đặt chiếu sáng âm tường
*Lắp đặt
mạch điện nội thất phương án đi âm tường
Bước1:
Chọn phương án đi dây
- Chọn vị trí đạt thiết bị
- Chọn vị trí đặt bảng điện
- Chọn đường dây đi
Bước2: Cắt tường theo đường đi dây đã chọn, cát đục các hộp nối và hộp âm
Bước3: Luồn dây vào ống ruột gà
Bước4:
Gá ống vào rảnh, chôn hộp âm, hộp nối, tiến hành tô trét
Bước5:
Lắp đặt thiết bị và bảng điện
Bước6:
Đo kiểm tra đóng điện
V. Lắp đặt điện chiếu sáng công nghiệp
1. Khái niệm: Lắp đặt chiếu
sáng công nghiệp là lắp đặt chiếu sáng cho các phân xưởng sản xuất, các nhà máy, khu công nghiệp… nó bao gồm
chiếu sáng trong nhà và chiếu sáng ngoài trời
2. Chiếu sáng ngoài trời:
Gồm chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng kho bải, chiếu
sáng công trường…Các loại chiếu sáng này thường dùng đèn cao áp thủy ngân, đèn
natri cao áp và thấp áp
3. Chiếu sáng trong nhà xưởng
- Để tuyệt an toàn trong sản xuất, nên người
ta thường đi dây âm tường hoặc đi nổi trong ống thép, ít trường hợp đi nổi
trong nẹp vuông và ống nhựa tròn.
- Chú ý : trong sản xuất người ta ít sử dụng
đèn típ vì ánh sáng đèn típ không liên tục. nếu dùng đèn típ thì ta phân phối
đèn các pha khác nhau
VI. Lắp đặt điện chiếu sáng theo yêu cầu
Có nhiều nơi cần
phải lắp đặt chiếu sáng đặc biệt
Vd:
- Lắp đặt chiếu sáng ở những nơi dể bị cháy
nổ như cây xăng, kho xăng dầu, xưởng chiết nạp khí ga…thì ta phải dùng các
thiết bị chống cháy nổ..
- Những nơi dể bị thấm nước như bể các
kiểng, công viên nước..ta phải dùng thiết bị chống thấm nước
- Ở những nơi ăn mòn như nhà máy hóa chất…
- Dể bị va đập như xưởng cơ khí..ta phải cần
lựa chọn phương án và thiết bị phù hợp
2.1.2
Mạng
Điện Công Nghiệp
Lắp đặt tủ điện phân phối chính(xem hình ở phần phụ lục)
- Tủ
điện phân phối chính dùng để phân phối cụm thiết bị, thiết bị có công suất khá
lớn trở lên. Ví dụ như phân xưởng sản xuất, động cơ có công suất lớn…
- Thiết
bị tủ phân phối gồm có: 1 áp tô mát tổng cấp nguồn cho 3 thanh cái 3pha và có 1
thanh cái trung tính.
- Mỗi
xuất tuyến có 1 áp tômát lấy nguồn từ thanh cái cấp cho mỗi cụm thiết bị, px…
Trên mặt tủ có các đồng hồ đo vol,
ampe, cos Ф…và các chuyển mạch
- Nguồn
vào và xuất tuyến là cáp có bọc cách điện thừơng đi trong mương cáp hoặc hào cáp
- Các
áp tômát được trên giá sắt của tủ, còn thanh cái được đặt trên sứ hoặc trên các
thanh phíp
4. Lắp
đặt tủ điện động lực
- Tủ
động lực thường được lấy nguồn từ tủ phân phối cấp nguồn cho các tủ khởi động
động cơ hoặc trực tiếp cho các động cơ.
- Trong
tủ động lực thường có 1 cầu dao tổng 3 thanh cái 3pha và 1 thanh cái trung
tính, mỗi tủ khởi
động hoặc động cơ được cấp 1 aptômát. Trên cánh tủ có đồng hồ vol, đồng ampe,
công tắc chuyển mạch,đồng hồ cosФ…
- Nếu
là trong dây chuyền sản xuất thì tủ khởi động có thể có các nút ấn điều khiển,
bộ khống chế…
2.2. Đánh giá loại thiêt bị điện dựa theo phương pháp lắp đặt và vị trí
2.2.1.
Các
dụng cụ trang thiết bị dùng trong quá trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng
Tên gọi
|
Tên gọi
|
Tên gọi
|
Kìm vặn xoắn
Kìm để hàn dây dẫn
Kìm đầu tròn uốn dây
Kìm mũi cong
Kìm mũi dài
Kìm điện
Kìm cắt
Kìm vạn năng
Kìm tuốt dây
Kìm đầu nhọn
Thước cuộn
Thước lá
Thước dây
Thước nivô
Dây dẫn
Túi đồ thợ điện
Dụng cụ kéo và móc dây
Bộ cắt ống luồn dây
Băng keo
Chì hàn
Thang gỗ
Kẹp dây
……
|
Khoan điện
Bộ mũi khoan đủ kích cỡ:
-Khoan mồi
- Gỗ
- Kim loại
- Bê tông
-Thanh nối
mũi khoan
Mỏ hàn
Dụng cụ uốn
Bàn quấn dây
Dây gai
Ung cao su cách điện
Bộ kẹp lắp đặt dây
Cờ lê
Mỏ lết
Cỡ dây
Xà beng
Xẻng
Pame
Cưa gỗ
Cưa sắt
Dao
|
Điện năng kế
Ampekế
Voltkế
Wattkế
Nhiệt kế ngoài trời
Ê tô
Các lưỡi dũa
Giũa các loại
Cưa tay
Cưa lỗ
Cưa thẳng
Dụng cụ cắt cáp
Đục gỗ
Dụng cụ kẹp dây
Thước cặp
Hòm dụng cụ
Đèn khò ga
Bình ga
Búa tay
Đồng hồ V.O.M
Ampekìm
Tô vít các loại
…..
|